Lâm Đồng nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp

Theo đó, năm 2015, tổng vốn cho chương trình này là 36 tỷ 416 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn vay ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á) chiếm 31 tỷ 263 triệu đồng, khoản còn lại (5 tỷ 153 triệu đồng) thuộc vốn đối ứng của ngân sách tỉnh.
Với nguồn vốn này, năm nay, Lâm Đồng chủ yếu sử dụng cho hợp phần 2 là “Triển khai sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng” với số tiền 35 tỷ 776 triệu đồng; còn lại là chi phí quản lý dự án (hợp phần 4 với số tiền 640 triệu đồng). Được biết, 2015 là năm cuối cùng Lâm Đồng cùng 15 tỉnh, thành trong cả nước thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học”.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này về vùng đất xã Đức Hạnh (Đức Linh - Bình Thuận), chúng tôi nghe nói nhiều về câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Diệu, ở thôn 1. Bởi ông là một trong những gia đình đang phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp khá hiệu quả trên địa bàn xã. Chính mô hình này đã giúp ông có cuộc sống ổn định, quan trọng hơn mô hình này đã minh chứng cho cách thức sản xuất tương đối mới, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Khi tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp, tác nhân gây bệnh tôm vẫn chưa được xác định, thì ngay tại những vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng, vẫn có những mô hình nuôi tôm rất thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thành công này là những bài học kinh nghiệm quý báu, là chỗ dựa của người nuôi tôm thêm vững tin bước vào vụ nuôi 2013.

Giai đoạn 2009-2012, xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới - An Giang) chuyển đổi 177 héc-ta đất lúa sang trồng rau màu và lập vườn cây ăn trái, đưa chỉ số diện tích rau màu tăng gấp đôi và giá trị sử dụng vòng quay của đất lên 4,13 lần/năm, góp phần đảm bảo thu nhập bình quân đạt trên 45 triệu đồng/người/năm.

Năm 2012, sản xuất nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm nước lợ, làm ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 5.052 ha đạt 98% so KH (riêng diện tích nuôi mặn lợ 1.532 ha); sản lượng nuôi thủy sản đạt 9.510 tấn (nuôi mặn lợ sản lượng 4.300 tấn).

Chưa năm nào người nuôi tôm lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay. Chọn nuôi con tôm thẻ hay con tôm sú? Đó là vấn đề thật sự làm nhiều người đau đầu. Nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì quá liều lĩnh, vì đây là đối tượng nuôi mới và mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư rất nhiều.