Lâm Đồng nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp

Theo đó, năm 2015, tổng vốn cho chương trình này là 36 tỷ 416 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn vay ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á) chiếm 31 tỷ 263 triệu đồng, khoản còn lại (5 tỷ 153 triệu đồng) thuộc vốn đối ứng của ngân sách tỉnh.
Với nguồn vốn này, năm nay, Lâm Đồng chủ yếu sử dụng cho hợp phần 2 là “Triển khai sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm an toàn, chất lượng” với số tiền 35 tỷ 776 triệu đồng; còn lại là chi phí quản lý dự án (hợp phần 4 với số tiền 640 triệu đồng). Được biết, 2015 là năm cuối cùng Lâm Đồng cùng 15 tỉnh, thành trong cả nước thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học”.
Có thể bạn quan tâm

Càng về những tháng cuối năm, các loại trái cây, rau xanh và nhiều loại nông sản thực phẩm từ Trung Quốc, Thái Lan lại càng dội vào thị trường nội địa…

Nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn rủi ro. Nào an ninh nông thôn, nào phí chồng phí, nào nạn “cường hào mới”... Ngoài điệp khúc “được mùa, mất giá” cứ lặp đi lặp lại trêu ngươi; còn có thêm “trường ca” bi ai là “chặt - trồng, trồng - chặt” ám ảnh.

Trải qua hai thập kỷ phát triển, tính đến năm 2014, cây trồng chuyển gen đã chiếm 12,9% diện tích đất trồng trọt trên thế giới, theo ISAAA (Dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp).

Tạo ra giống chữa bệnh giá cao, sản xuất nguyên liệu dược phẩm từ cám... đang là những giải pháp mới giúp gia tăng giá trị hạt gạo ngoài chuỗi sản xuất khép kín thông thường.

Giảm 105 USD mỗi tấn so với cùng kỳ năm ngoái khiến gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam rẻ hơn Thái Lan 20 USD, Campuchia 80 USD và Brazil tới 160 USD.