Lâm Đồng Mưa Đá Gây Thiệt Hại Lớn Cho Nông Dân

Hàng chục ha rau màu, dâu tây của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang trong thời kỳ chờ thu hoạch bị mưa đá làm tan nát, bị nước nhấn chìm và cuốn trôi.
Khoảng 13 giờ ngày 22/8, trên địa bàn thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), đã xảy ra trận mưa đá với mật độ dày đặc, làm hư hại nhiều diện tích rau màu và dâu tây của người dân.
Ông Trịnh Đình Hà (ngụ khu phố Đăng Lèn, thị trấn Lạc Dương), người có 3 sào dâu tây vừa cho thu hoạch lứa đầu, ngậm ngùi cho biết: Trận mưa quá lớn, làm toàn bộ diện tích cây dâu tây của gia đình trồng bên suối bị ngập và bị cuốn trôi; số ít còn lại thì bị mưa đá làm tan nát hoàn toàn; ước thiệt hại khoảng 60 triệu đồng. Cũng theo ông Hà, đây là trận mưa ngang ngửa với trận mưa đá xảy ra trên địa bàn vào năm 1987.
Trận mưa còn gây ngập nhiều diện tích rau, hoa vừa mới xuống giống dọc theo hai bên bờ suối Phước Thành (thuộc địa bàn phường 7, TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương). Nước mưa cũng gây ngập 2 kho phân với hàng chục tấn của người dân ở phía hạ lưu cầu suối Phước Thành.
Theo thống kê thiệt hại ban đầu của UBND huyện Lạc Dương, có 10ha rau, hoa, dâu tây trồng ngoài trời bị hư hại do mưa đá và 70ha bị nước mưa gây ngập, cuốn trôi. Hiện huyện đang chỉ đạo các ban ngành chức năng hỗ trợ nông dân khắc phục hậu quả.
Có thể bạn quan tâm

Phú Yên đang có dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc ở một số xã. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, các ngành chức năng đã cấm vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc ra khỏi vùng dịch. Tuy nhiên lại rất khó kiểm soát phân bò khi nó đang là mặt hàng được mua bán khá rộ.

Những năm gần đây, nông dân các xã Phước Long, thị trấn Phước Long, Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long) mở rộng diện tích trồng màu và phát triển mô hình đa canh trên đất bờ bao vuông tôm. Việc làm này vừa hạn chế cỏ mọc xung quanh bờ bao, vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Để giảm thiểu tác động xấu do tình trạng nhiễm mặn gây thất thu cho nghề trồng lúa, nông dân xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre chuyển sang nuôi bò, bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan.

Những năm gần đây, khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực ở bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu - Sơn La), bởi quy trình canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân.

Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi, nhưng chị Lò Thị Tiên, đội 6, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) vẫn rạng rỡ, phấn khởi. Chị Tiên bộc bạch: “Đã mấy năm rồi, suốt ngày quanh quẩn với đàn chim bồ câu Pháp.