Lâm Đồng Mưa Đá Gây Thiệt Hại Lớn Cho Nông Dân

Hàng chục ha rau màu, dâu tây của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang trong thời kỳ chờ thu hoạch bị mưa đá làm tan nát, bị nước nhấn chìm và cuốn trôi.
Khoảng 13 giờ ngày 22/8, trên địa bàn thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), đã xảy ra trận mưa đá với mật độ dày đặc, làm hư hại nhiều diện tích rau màu và dâu tây của người dân.
Ông Trịnh Đình Hà (ngụ khu phố Đăng Lèn, thị trấn Lạc Dương), người có 3 sào dâu tây vừa cho thu hoạch lứa đầu, ngậm ngùi cho biết: Trận mưa quá lớn, làm toàn bộ diện tích cây dâu tây của gia đình trồng bên suối bị ngập và bị cuốn trôi; số ít còn lại thì bị mưa đá làm tan nát hoàn toàn; ước thiệt hại khoảng 60 triệu đồng. Cũng theo ông Hà, đây là trận mưa ngang ngửa với trận mưa đá xảy ra trên địa bàn vào năm 1987.
Trận mưa còn gây ngập nhiều diện tích rau, hoa vừa mới xuống giống dọc theo hai bên bờ suối Phước Thành (thuộc địa bàn phường 7, TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương). Nước mưa cũng gây ngập 2 kho phân với hàng chục tấn của người dân ở phía hạ lưu cầu suối Phước Thành.
Theo thống kê thiệt hại ban đầu của UBND huyện Lạc Dương, có 10ha rau, hoa, dâu tây trồng ngoài trời bị hư hại do mưa đá và 70ha bị nước mưa gây ngập, cuốn trôi. Hiện huyện đang chỉ đạo các ban ngành chức năng hỗ trợ nông dân khắc phục hậu quả.
Có thể bạn quan tâm

Gạo, cao su, than đá, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… - những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, có thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc trong 6 tháng qua.

Tây Nguyên đang bước vào mùa khô, là thời điểm thích hợp để nông dân chăm sóc, bón phân cho càphê, cao su, hồ tiêu… sau mùa thu hoạch. Năm nay, nguồn cung phân bón khá dồi dào, giá cả không có biến động nhiều, chủng loại khá đa dạng, phong phú.

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa các Hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác lớn trên thế giới, trước hết là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi vào giai đoạn nước rút, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU)… dự kiến kết thúc đàm phán cuối năm nay.

Hiện các tỉnh duyên hải miền Trung có 8.000-10.000 hộ nuôi tôm hùm, sản lượng hằng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu 3.500 tỉ đồng/năm.

Vùng biển Tây Nam Bộ có nguồn lợi cá cơm rất dồi dào. Tuy nhiên hiện nay, do tình trạng lạm thác, nguồn nguyên liệu quý giá này đang có xu hướng suy giảm cả về chất lượng và số lượng.