Lâm Đồng Mưa Đá Gây Thiệt Hại Lớn Cho Nông Dân

Hàng chục ha rau màu, dâu tây của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang trong thời kỳ chờ thu hoạch bị mưa đá làm tan nát, bị nước nhấn chìm và cuốn trôi.
Khoảng 13 giờ ngày 22/8, trên địa bàn thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), đã xảy ra trận mưa đá với mật độ dày đặc, làm hư hại nhiều diện tích rau màu và dâu tây của người dân.
Ông Trịnh Đình Hà (ngụ khu phố Đăng Lèn, thị trấn Lạc Dương), người có 3 sào dâu tây vừa cho thu hoạch lứa đầu, ngậm ngùi cho biết: Trận mưa quá lớn, làm toàn bộ diện tích cây dâu tây của gia đình trồng bên suối bị ngập và bị cuốn trôi; số ít còn lại thì bị mưa đá làm tan nát hoàn toàn; ước thiệt hại khoảng 60 triệu đồng. Cũng theo ông Hà, đây là trận mưa ngang ngửa với trận mưa đá xảy ra trên địa bàn vào năm 1987.
Trận mưa còn gây ngập nhiều diện tích rau, hoa vừa mới xuống giống dọc theo hai bên bờ suối Phước Thành (thuộc địa bàn phường 7, TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương). Nước mưa cũng gây ngập 2 kho phân với hàng chục tấn của người dân ở phía hạ lưu cầu suối Phước Thành.
Theo thống kê thiệt hại ban đầu của UBND huyện Lạc Dương, có 10ha rau, hoa, dâu tây trồng ngoài trời bị hư hại do mưa đá và 70ha bị nước mưa gây ngập, cuốn trôi. Hiện huyện đang chỉ đạo các ban ngành chức năng hỗ trợ nông dân khắc phục hậu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo báo cáo của Sở NN & PTNT Hà Nội, lúa vụ xuân năm 2014 trỗ tập trung vào các ngày từ 10 - 15/5. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết âm u, thiếu ánh sáng, nên hiện nay hầu hết diện tích lúa xuân đều có biểu hiện thừa đạm.

Với mục đích khai thác tiềm năng của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và giúp người dân có định hướng để thoát nghèo bền vững, xã Nam Cường (Chợ Đồn - Bắc Kạn) triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ nuôi dê. Qua gần hai năm thực hiện, Dự án đã có những kết quả khả quan.

Trong những năm gần đây, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần ổn định và nâng cao cuộc sống của người dân.

Tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, Sở vừa có công văn yêu cầu các đơn vị chức năng trong ngành tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh và sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.

Những năm qua, cây thanh long đã ngày một khẳng định giá trị và trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương mang lại hiệu quả cũng như giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để cây thanh long phát triển một cách bền vững, lâu dài thì nhất quyết người trồng thanh long phải hướng đến một nền sản xuất sạch, chất lượng cao và bền vững.