Lâm Đồng Mưa Đá Gây Thiệt Hại Lớn Cho Nông Dân

Hàng chục ha rau màu, dâu tây của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đang trong thời kỳ chờ thu hoạch bị mưa đá làm tan nát, bị nước nhấn chìm và cuốn trôi.
Khoảng 13 giờ ngày 22/8, trên địa bàn thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương), đã xảy ra trận mưa đá với mật độ dày đặc, làm hư hại nhiều diện tích rau màu và dâu tây của người dân.
Ông Trịnh Đình Hà (ngụ khu phố Đăng Lèn, thị trấn Lạc Dương), người có 3 sào dâu tây vừa cho thu hoạch lứa đầu, ngậm ngùi cho biết: Trận mưa quá lớn, làm toàn bộ diện tích cây dâu tây của gia đình trồng bên suối bị ngập và bị cuốn trôi; số ít còn lại thì bị mưa đá làm tan nát hoàn toàn; ước thiệt hại khoảng 60 triệu đồng. Cũng theo ông Hà, đây là trận mưa ngang ngửa với trận mưa đá xảy ra trên địa bàn vào năm 1987.
Trận mưa còn gây ngập nhiều diện tích rau, hoa vừa mới xuống giống dọc theo hai bên bờ suối Phước Thành (thuộc địa bàn phường 7, TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương). Nước mưa cũng gây ngập 2 kho phân với hàng chục tấn của người dân ở phía hạ lưu cầu suối Phước Thành.
Theo thống kê thiệt hại ban đầu của UBND huyện Lạc Dương, có 10ha rau, hoa, dâu tây trồng ngoài trời bị hư hại do mưa đá và 70ha bị nước mưa gây ngập, cuốn trôi. Hiện huyện đang chỉ đạo các ban ngành chức năng hỗ trợ nông dân khắc phục hậu quả.
Có thể bạn quan tâm

Phụ phẩm sau thu hoạch lúa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như rơm, rạ có cơ hội được sử dụng làm chiếu và thức ăn cho bò.

“Chúng ta cứ loay hoay với chuyện nuôi con gì, trồng cây gì; chuyện được mùa rớt giá, được giá mất mùa. Mô hình này là lời giải sinh động cho những tồn tại của nền nông nghiệp Việt Nam. Điều tôi trăn trở nhất là làm sao có chính sách khuyến khích các mô hình tương tự”

Những thông tin từ hệ thống Thống kê của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAOSTAT) cho thấy một chuyện... không vui: Hạt điều, tiêu đen đều chiếm vị trí số 1 cả về lượng và giá trị, nhưng giá bán hạt điều xếp thứ 6, tiêu đen thứ 8.

Trong những ngày gần đây, chuyện hàng nghìn buồng chuối tiêu hồng “ế nẫu” làm “nẫu lòng” các hộ nông dân tại xã Liên Châu (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về phương cách làm nông nghiệp tự phát, phi thị trường, đầy rủi ro.

Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất khô trên địa bàn tỉnh An Giang đang bước vào mùa làm ăn mới, chuẩn bị hàng bán Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do lũ nhỏ, diện tích nuôi thu hẹp nên lượng cá khan hiếm đã đẩy giá cá lóc, cá sặc bổi nguyên liệu tăng từ 15 – 20% so cùng kỳ.