Lâm Đồng Có 6 Cơ Sở Tham Gia Tiêu Thụ Rau An Toàn

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73ha được cấp Chứng nhận VietGAP.
Kế tiếp là HTX Nông nghiệp Thạnh Nghĩa, Đơn Dương sản xuất gần 68ha rau an toàn, sản lượng từ 12 - 15 ngàn tấn; Công ty TNHH Sản xuất Thương mại nông sản Phong Thúy, Đức Trọng sản xuất hơn 40ha rau đạt Chứng nhận VietGAP, đạt sản lượng 6 ngàn tấn.
Còn lại 3 cơ sở gồm: Doanh nghiệp tư nhân Phú Sỹ Nông, Đơn Dương đạt sản lượng kinh doanh trên 2 ngàn tấn/năm; HTX Xuân Hương, Đà Lạt sản xuất gần 4ha đạt Chứng nhận VietGAP, sản lượng đạt 800 tấn/năm; Cơ sở Nông sản Đức Thành, Đà Lạt canh tác trên 3ha rau sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt”, sản lượng kinh doanh 500 tấn/năm.
Thị trường tiêu thụ ổn định rau an toàn của 6 cơ sở nói trên phát triển đều khắp ở các hệ thống chợ đầu mối, siêu thị tại các khu vực Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, đồng thời mở rộng sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24-9, theo sự phân công của Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, ông Âu Thanh Long, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ cho biết, đã xúc tiến các thủ tục để khởi kiện bán phá giá thịt gà nhập khẩu tại Việt Nam.

Trên thị trường có nhiều sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu có liên quan đến cây trồng chuyển gen để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Nếu vẫn giữ tư duy sản xuất theo số lượng mà không coi trọng chất lượng, nông sản của Việt Nam sẽ không thể tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do

Công ty Injae Corporation (Hàn Quốc) cho biết sẽ lập kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến, đóng gói tại Đồng Tháp để xuất sang Hàn Quốc.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam đánh giá, liên kết chuỗi sản xuất tới tiêu thụ là chìa khóa sống còn của chăn nuôi gia cầm Việt Nam nhưng lâu nay triển khai còn hô hào là chính.