Lâm Đồng cầu cứu Hiệp hội chè Việt Nam

Công văn của tỉnh nêu rõ thời gian qua, ngành chè Lâm Đồng nói riêng, Việt Nam nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu do một số quốc gia, vùng lãnh thổ đang áp dụng biện pháp “hàng rào kỹ thuật” để bảo vệ ngành chè trong nước họ.
Năm 2014, khi phía Đài Loan (Trung Quốc) bất ngờ đưa ra tiêu chuẩn về hoạt chất fiponil trên chè ô long chỉ ở mức 0,002ppm (dường như bằng 0) thì mới được phép xuất khẩu, đã khiến ngành chè trong nước gặp rất nhiều khó khăn.
Trong khi đó, tiêu chuẩn này cao gấp nhiều lần mức chung của thị trường châu Âu và các thị trường khác (0,005ppm).
Ngành chè Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn.
Một số doanh nghiệp kinh doanh chè ở Lâm Đồng cho rằng việc các doanh nghiệp Đài Loan áp dụng hàng rào kỹ thuật khắt khe như vậy chỉ nhằm mục đích để hạn chế nhập chè của Việt Nam, ưu tiên ngành trà trong quốc gia của họ.
Bên cạnh đó, việc Đài Loan tiến hành nhập chè của Trung Quốc đại lục đã khiến sản lượng lượng chè của Lâm Đồng xuất khẩu sang Đài Loan ngày càng giảm sút.
Chỉ tính riêng tại tỉnh Lâm Đồng, hiện đã có hơn 2.000 tấn chè ô long thương phẩm đang bị tồn kho.
Nhiều hộ trồng chè ở nơi đây cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về đầu ra, do nhiều công ty, doanh nghiệp thu mua hạn chế hoặc dừng thu mua.
Do vậy, để cứu lấy ngành chè, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm chè.
Lâm Đồng hiện có vùng nguyên liệu chè lớn nhất nước với diện tích sản xuất ổn định trên 22 ngàn ha, sản lượng chè búp tươi năm 2014 đạt 230 ngàn tấn.
Trong đó, diện tích chè chất lượng cao là gần 6.000ha, phân bổ tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở huyện Bảo Lâm, TP Bảo Lộc và huyện Di Linh.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

Trời mưa lớn kéo dài đã khiến trên 40 ha đỗ tương, đỗ xanh của xã Tiền Phong (Thanh Miện, Hải Dương) đang chuẩn bị vào thời kỳ thu hoạch bị thối.

Ông Toái cho biết, 1 năm trước, thấy có người bán trứng gà rừng, ông mua về cho gà ri ấp. Chẳng bao lâu, gà rừng con nở và ông phát triển đàn từ đó. Sau khi bán hơn một nửa, hiện nay, đàn gà rừng của ông có hơn 40 con. Theo ông Toái, cùng một lứa, khi gà trống biết gáy (6 tháng), tháng sau gà mái cũng vào tuổi sinh sản. Gà rừng mái thường đẻ trứng ngoài bụi cây, lùm cỏ, ông Toái theo dõi, nhặt trứng về, rồi làm tổ, ép cho gà ri mẹ ấp.