Làm Chủ Quy Trình Nuôi Cá Tầm Tại Cao Bằng

Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng, do Viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được nghiệm thu.
Sau hai năm triển khai thực hiện, các nhà khoa học tham gia đề tài đã làm chủ quy trình nuôi cá tầm. Đề tài đã lắp đặt được năm bể nuôi cá tầm thương phẩm tại Cao Bằng theo đúng thiết kế. Tập huấn về kỹ thuật vận hành hệ thống cấp thoát nước bể nuôi, kỹ thuật nuôi cá tầm si-bê-ri thương phẩm, các biện pháp làm sạch môi trường, quản lý sức khỏe cá nuôi. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tầm si-bê-ri trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng...
Kết quả nghiên cứu cho thấy Cao Bằng là địa phương có tiềm năng lớn về phát triển nuôi cá tầm với các điều kiện tự nhiên ưu đãi về nguồn nước lạnh phong phú. Thành công của đề tài góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Biến đổi khí hậu làm tăng 50% số các cơn giông sét
Giông sét là hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm có thể gây chết người, và biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng 50% số các cơn giông sét từ nay tới cuối thế kỷ 21. Đây là cảnh báo đáng lo ngại của các nhà khoa học Mỹ đưa ra trong công trình nghiên cứu công bố trên Tạp chí Sciencesố ra ngày 13-11. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy trái đất càng nóng lên càng xảy ra nhiều cơn giông sét. Cụ thể, nguy cơ xảy ra các vụ sét đánh tăng 12% khi nhiệt độ tăng 1 độ C. Như vậy, đến năm 2100, khi nhiệt độ tăng khoảng 4 độ C, nguy cơ này tăng lên tới 50%.
Biết nhiều ngôn ngữ giúp não bộ nhanh nhạy hơn
Những người nói thành thạo nhiều hơn một ngôn ngữ thường xử lý thông tin dễ dàng hơn so với những người chỉ biết một ngoại ngữ.
Đây là kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên chuyên san "Brain and Language"(Ngôn ngữ và Não bộ) ngày 12-11. Để đưa ra kết luận nói trên, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Nortwestern đã thực hiện nghiên cứu với một nhóm 35 tình nguyện viên, trong đó có 17 người có thể sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha và 18 người chỉ nói tiếng Anh. Các tình nguyện viên được yêu cầu thực hiện những bài tập nhận dạng từ ngữ.
Bằng cách theo dõi hoạt động của não bộ trong khi họ làm việc này thông qua hình ảnh chụp cộng hưởng từ chức năng, nhóm nghiên cứu nhận thấy não bộ của những người nói một thứ tiếng phải làm việc nhiều hơn, cần lưu lượng máu và lượng ô-xy cao hơn so với nhóm song ngữ. Từ đó nghiên cứu chỉ ra não bộ song ngữ luôn trong trạng thái sẵn sàng với kho từ vựng giàu có, vì vậy khả năng xử lý và chọn lọc ngôn ngữ cũng như huy động các hoạt động thần kinh cũng hiệu quả hơn.
Nhóm nghiên cứu giải thích rằng đó là vì não bộ song ngữ được luyện tập thường xuyên, liên tục lựa chọn ngôn ngữ nào thì sử dụng và ngôn ngữ nào thì bỏ qua, từ đó nâng cao khả năng nhận thức. Trong nhóm các nhà khoa học này cũng đã phát hiện những trẻ thành thạo hai ngôn ngữ ít bị xao nhãng bởi những tiếng ồn trong lớp học.
Nguồn bài viết: http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/24901602-lam-chu-quy-trinh-nuoi-ca-tam-tai-cao-bang.html
Có thể bạn quan tâm

Cá tra một thời tạo nên sức tăng trưởng ngoạn mục cho ĐBSCL. Tuy nhiên, trong 5 năm qua hoạt động sản xuất (SX) và tiêu thụ cá tra vẫn chưa thoát được cảnh thăng trầm.

Quốc hội quyết định chi hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu và trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư 16.000 tỷ đồng; chi một số khoản thực sự cấp bách để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay Ngân hàng Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chi Chương trình 135…

Đây là hoạt động xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế thường niên lớn nhất khu vực Tây nam Trung Quốc nhằm tạo điều kiện cho DN các nước trong khu vực có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận thị trường lớn tại Trung Quốc, qua đó thúc đẩy giao lưu, hợp tác trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với các nước khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Trong hệ thống Dự án thủy lợi Cầu Sập, những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển, còn phần bên trong tuyến đê là vùng không quy hoạch nuôi.

Theo anh Hà Duy (Phòng NN&PTNT), sau khi xử lý ổn thỏa 3,5 ha tôm bị nhiễm bệnh trước đây, do nắng nóng kéo dài nên đã có thêm nhiều diện tích nuôi tôm, cá bị nhiễm bệnh đốm trắng và môi trường.