Lại Xuất Hiện Lồng Bè Cá Trong Hồ Dầu Tiếng

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.
Trao đổi về việc này, ông Lê Văn Khải, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Tây Ninh cho biết chưa nắm thông tin vụ việc. “Tình trạng lồng bè cá thỉnh thoảng lại xuất hiện trong hồ Dầu Tiếng, trên địa phận tỉnh Bình Dương là có. Khoảng hơn hai năm trước cũng xuất hiện nhiều lồng bè nuôi cá nhưng chúng tôi xử lý kịp thời, kiên quyết nên các chủ lồng bè phải tháo dỡ, đem ra khỏi hồ”, ông Khải nói.
Trước thông tin do phóng viên cung cấp, ông Khải cho biết Chi cục Thuỷ sản sẽ sớm kiểm tra. Nếu đúng là lồng bè nuôi cá thì sẽ buộc người nuôi tháo dỡ, di dời ra khỏi hồ nước.
Năm 2010, hồ Dầu Tiếng suýt “tái bùng phát” tình trạng nuôi cá bè khi có trên 100 lồng cá điêu hồng, cá lăng, cá lóc bông thả nuôi ở địa phận tỉnh Bình Dương, hầu hết các ngư dân nuôi cá bè là người Tây Ninh sang. Phải mất hơn 1 năm sau, tình trạng này mới được xử lý dứt điểm.
Việc nuôi cá bè để lại hậu quả ô nhiễm nguồn nước hồ, do lượng thức ăn cho cá ăn dư thừa thải xuống. Đây là nguồn nước đang phục vụ các nhà máy nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Tây Ninh.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có phản hồi về mặt khoa học trong kiểm nghiệm dư lượng chất dioxin trong sản phẩm nông nghiệp XK sang Đài Loan, trong đó có trà ô long của Lâm Đồng, để xóa bỏ tin đồn tại Đài Loan và các nước NK trà Lâm Đồng.

“Tàu cá ra khơi nhiều, việc vận chuyển hàng hóa và người đi ra những con tàu neo đậu xa bến cảng khiến chị em đưa đò có việc làm thường xuyên, ít nhất mỗi ngày cũng kiếm được một vài trăm ngàn”, chi Lê Thị Muội, một người đưa đò ở cảng cá Quy Nhơn, tâm sự.

Mô hình nuôi cá chép lai ở xã Liên Châu (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bước đầu triển khai có hiệu quả, song người nuôi vẫn khó khăn về vốn, quỹ đất nuôi trồng thủy sản, nguồn nước...

Hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có trên 480.000 con gia súc và đàn gia cầm có trên 3.000.000 con. Thực hiện chủ trương đưa ngành chăn nuôi trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo, một số địa phương trên địa bàn bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung, như: huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa...

Việc các phương tiện thông tin đại chúng tại Đài Loan cho là hàng nông sản Việt Nam nhiễm chất độc hóa học dioxin đã khiến nông dân trong tỉnh bị vạ lây khi mà thương lái vin vào cớ này để kì kèo ép giá...