Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi Tiền Tỷ Từ Trồng Cải Bó Xôi

Lãi Tiền Tỷ Từ Trồng Cải Bó Xôi
Ngày đăng: 27/10/2014

Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại và tìm được đầu ra cho sản phẩm, trang trại rau bó xôi của ông Nguyễn Văn Thi thu lãi mỗi năm cả tỷ đồng.

Ngày trước, cũng trên mảnh đất này, đầu tắt mặt tối quanh năm, may mắn lắm, gặp lúc cây rau trúng gia đình ông Nguyễn Văn Thi mới dư được vài chục triệu đồng. Còn khi sâu bệnh hoành hành, mưa bão triền miên, sương muối gây hại, giá cả chạm đáy thì kiếm được vài trăm nghìn đối với ông Thi đã là may mắn. Bạn bè kinh doanh, buôn bán thành công xây biệt thự, tậu xe hơi mà gia đình ông sau nhiều năm vợ chồng con cái đua nhau làm mà nhìn lại vẫn chẳng có gì.

"Chạy vạy đủ tiền để làm một ha nhà kính đạt tiêu chuẩn để canh tác rau công nghệ cao đã làm cho cả nhà tôi toát mồ hôi. Hoàn thành nhà kính, bước vào sản xuất rau bó xôi còn khó khăn hơn nhiều, tôi và vợ lo lắng, phờ phạc cả người", ông Thi bộc bạch.

Nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, ông Thi quyết định phải đổi mới kiểu canh tác, sản xuất hướng tới thị trường tiêu thu sản phẩn có chất lượng và thương hiệu của riêng mình. Quyết đoán, nghĩ là làm, lại được sự ủng hộ của vợ con, nông dân này mạnh dạn xóa bỏ cây bắp sú, xà lách, khoai tây… mà bấy lâu nay vẫn trồng, gia đình ông cũng đoạn tuyệt với kiểu canh tác nhỏ lẻ, mạnh mún để đến với sản xuất rau theo hướng công nghệ cao. Lần này, ông quyết định chuyên sản xuất cây bó xôi để cung cấp cho thị trường TP HCM. 

Bao nhiêu vốn liếng tích góp được trong nhiều năm làm nông, vay mượn thêm của bạn bè, người thân trong gia đình, ông Thi chuyển toàn bộ một ha đất ngoài trời thành nông trại rau bó xôi trong nhà kính. Nhưng làm nông công nghệ cao không dễ dàng như ban đầu ông Thi nghĩ. Ngoài việc đầu tư thì yếu tố kỹ thuật canh tác và đầu ra cho sản phẩm cũng là một vấn đề nan giải, không thể thiếu.

Những lứa bó xôi đầu tiên gặp nhiều khó khăn, phần thiếu kỹ thuật canh tác, phần bế tắc đầu ra. Chính vì vậy, ngoài việc cậy nhờ kỹ thuật trồng bó xôi từ những người đi trước, ban đêm vợ chồng ông Thi còn lên mạng mày mò, tìm kiếm những trang thông tin điện tử hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và bảo quản rau sau thu hoạch để đảm bảo rau bó xôi có chất lượng tốt nhất.

Theo ông Thi, rau bó xôi là một cây khó tính, nếu chỉ trồng ngoài trời và chăm bón không đúng quy trình thì rất khó phát triển, khả năng thất bại chiếm tỷ lệ rất cao. Bó xôi cũng là cây thân mềm nên rất khó bảo quản, vận chuyển. Để tiêu thụ ở các tỉnh xa cần phải có xe đông lạnh chuyên dụng. Khó khăn không thể khiến gia đình anh Thi nản lòng. Chịu khó học hỏi, tìm tòi, gia đình ông nhanh chóng nắm vững được kỹ thuật canh tác rau bó xôi để cho ra sản phẩm tốt nhất.

Tuy vậy, đầu ra cho sản phẩm vẫn là vấn đề nan giải, thị trường tiêu thụ vẫn bấp bênh. Kinh nghiệm trồng rau nhiều năm của ông cho thấy, khi bó xôi được giá, thương lái đổ xô tới tranh nhanh thu mua. Lúc rau rẻ, chuyện chủ vườn năn nỉ thương lái thu mua nông sản với giá rẻ bèo để khỏi bị đổ bỏ vẫn thường xuyên xảy ra.

Không thể cứ mãi thụ động ở khâu tiêu thụ, gia đình ông Nguyễn Văn Thi đem rau xuống các chợ đầu mối và một số siêu thị chào hàng. Sau nhiều lần như thế, loại rau chất lượng cao của ông Thi cũng đã bắt đầu được người tiêu dùng tín nhiệm. Nhiều cửa hàng và một siêu thị tại TP HCM đã biết tiếng và đặt hàng. Và cứ thế đơn đặt hàng từ khắp nơi nườm nượp đổ về với những hợp đồng giá bán cao và ổn định, đến với nông trại của ông Thi yên tâm sản xuất.

Giờ đây, ông dân Nguyễn Văn Thi đã thực sự trở thành một ông chủ của trang trại bó xôi dưới chân núi Langbiang sau nhiều năm vật lộn với đủ các loại cây trồng. Để ngày nào cũng có rau bó xôi xuất đi TP HCM, trong một ha nhà kính, ông chủ trang trại này cứ vài ngày lại cho xuống giống một lần.

Hiện mỗi ngày nông trại của gia đình anh Thi cho thu hoạch ổn định 7 tạ rau một ngày. Với giá cả thị trường ổn định, sau khi trừ hết chi phí, gia đình ông thu lãi gần 100 triệu đồng một tháng. Ông Thi tiết lộ: “Trước đây, cũng với diện tích đất này, cả nhà làm mờ mắt nếu trúng mùa được giá cũng chỉ được chút đỉnh. Thú thật, từ khi chuyển sang trồng bó xôi trong nhà kính mỗi năm trừ mọi chi phí đầu tư, ăn uống, nuôi công nhân,tôi còn bỏ túi cả tỷ đồng”.

Yếu tố giúp ông thành công đó chính là dám nghĩ, dám làm và kiên trì học hỏi, xúc tiến mở rộng thị trường. “Lúc đầu mới trồng đúng là gặp vô vàn khó khăn nhưng khi có kỹ thuật rồi, mình trồng và chăm sóc đúng quy trình thì cây đã phát triển tốt. Điều quan trọng là phải hết sức lưu ý khâu chọn giống và sử dụng phân bón. Chất lượng sản phẩm tốt, người tiêu dùng tin chọn thì tự khắc các đầu mối nhận bao tiêu sản phẩm họ tự tìm tới với mình thôi. Giờ đây, nông trại rau sạch của tôi phần lớn là cung cấp ổn định cho BigC và Metro”,ông Thi chia sẻ.

Nói về nông trại trồng rau bó xôi của gia đình ông Thi, ông Trần Phi, một cán bộ khuyến nông xã Lát cho biết, đây là mô hình trồng rau bó xôi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao có quy mô và bài bản nhất tại địa phương. Mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm với hệ thống siêu thị là mô hình hay. “Chúng tôi nghiên cứu, xem xét để nhân rộng mô hình của gia đình anh Thi cho người dân địa phương, hỗ trợ nông dân nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích", ông Trần Phi nói.


Có thể bạn quan tâm

Hắt Hiu Nghề Nuôi Cá Lóc Hắt Hiu Nghề Nuôi Cá Lóc

Thời gian gần đây, mô hình ương nuôi cá lóc giống và cá lóc thương phẩm phát triển mạnh nên nông dân thi nhau đào ao nuôi cá. Việc ương nuôi theo phong trào nên khó tránh khỏi khó khăn ở đầu ra….

07/12/2013
Từ Bò Sinh Sản Đến Vịt Bầu Quỳ Từ Bò Sinh Sản Đến Vịt Bầu Quỳ

Nếu như trước đây, huyện Con Cuông (Nghệ An) rộ lên phong trào làm đường giao thông nông thôn thì năm 2013, mũi nhọn được xác định là thực hiện các mô hình kinh tế hộ. Hiện nay, nuôi bò sinh sản ở xã Chi Khê và nuôi vịt bầu Quỳ ở xã Mậu Đức là những mô hình đem lại hiệu quả...

27/12/2013
Các Cơ Sở Sản Xuất Tôm Giống Đáp Ứng Khoảng 80% Nhu Cầu Thả Nuôi Các Cơ Sở Sản Xuất Tôm Giống Đáp Ứng Khoảng 80% Nhu Cầu Thả Nuôi

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 7 cơ sở sản xuất, dịch vụ tôm giống. Hàng năm các cơ sở này sản xuất khoảng 872,9 triệu và dịch vụ 202,3 triệu con tôm giống phục vụ cho nhu cầu thả nuôi trên địa bàn tỉnh.

07/12/2013
Giá Nghêu Tăng Cao, Nông Dân Phấn Khởi Giá Nghêu Tăng Cao, Nông Dân Phấn Khởi

Giá nghêu thương phẩm ở vùng nuôi nghêu xuất khẩu ven biển thuộc các xã Tân Thành, Tân Điền, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang có giá cao, nông dân nuôi nghêu rất phấn khởi.

07/12/2013
Một Mô Hình Nuôi Ong Mật Một Mô Hình Nuôi Ong Mật

Từ năm 1995, định cư tại ấp Phước Xuân, xã An Khánh (Châu Thành - Bến Tre), ông Nguyễn Hữu Thành bắt đầu trở lại với nghề nuôi ong.

27/12/2013