Lãi suất cho vay tái canh cà phê trong thời gian ân hạn tối đa là 7%

Theo đó, việc cho vay tái canh cà phê được thực hiện tại địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, bao gồm: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum, theo 2 phương pháp trồng tái canh cà phê và ghép cải tạo cà phê do Agribank thực hiện theo quy định tại văn bản này.
Tuy nhiên, chính sách cho vay tái canh cà phê chỉ áp dụng đối với các hợp đồng vay vốn tái canh cà phê được ký trước thời điểm ngày 31/12/2020 và đối tượng vay vốn là các tổ chức, cá nhân thực hiện tái canh cà phê tại địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Mức cho vay do khách hàng và Agribank thỏa thuận nhưng tối đa là 150 triệu đồng/ha đối với phương pháp trồng tái canh cà phê và 80 triệu đồng/ha đối với phương pháp ghép cải tạo cà phê. Thời hạn cho vay tối đa là 8 năm đối với phương pháp trồng tái canh cà phê, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 4 năm tính từ thời điểm khách hàng và Agribank ký hợp đồng vay vốn; thời hạn cho vay tối đa là 4 năm đối với phương pháp ghép cải tạo cà phê, trong đó thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 2 năm tính từ thời điểm khách hàng và Agribank ký hợp đồng vay vốn.
Lãi suất cho vay trong thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi do NHNN công bố hàng năm trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng của Agribank nhưng không vượt quá 7%/năm.
Riêng lãi suất cho vay đối với khoản dư nợ trong thời gian ân hạn của Agribank đối với khách hàng trong năm 2015 là 7%/năm. Lãi suất cho vay sau thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi do NHNN công bố hàng năm trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng của Agribank cộng biên độ 2,5%/năm.
Có thể bạn quan tâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chưa phát hiện hộ nông dân nào dùng nhớt tưới cho rau muống nước trước thông tin đăng trên báo chí cũng như dư luận người tiêu dùng đồn thổi trong thời gian qua.

Đến hẹn lại lên, các xã trồng na tại huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) lại có dịp so tài. Tại hội thi na hàng năm do UBND huyện phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở KH&CN tổ chức. Hội thi là nơi các hộ trồng na ở huyện giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức cũng như giới thiệu sản phẩm của mình. Lần thứ 3 tổ chức, hội thi năm 2013 tiếp tục tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn với sự tranh tài của 10 đội thi đến từ 7 xã, thị trấn trồng na trong huyện.

Nằm trong vùng "sừng hươu" của hồ Dầu Tiếng, xã Suối Dây (Tân Châu, Tây Ninh) từ lâu đã được coi là xã nghèo vì đường sá xa xôi, cách trở. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cây sắn, đời sống cộng đồng người Chăm ở đây đã trở nên khấm khá hơn rất nhiều.

Theo báo cáo của các tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi 4.314ha cá tra, diện tích thu hoạch 2.116ha, sản lượng đạt 545.718 tấn, năng suất trung bình đạt 260 tấn/ha. Nếu so với năm 2012, sản lượng cá giống tăng 13,3%; diện tích nuôi giảm 4,1%; sản lượng cá thu hoạch tăng 2,3%.

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nông dân ở “vựa tôm” phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại, nợ tiền đại lý thức ăn, nợ ngân hàng, đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn đốn.