Lại Phát Hiện Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Ngày 9/12, Bộ NN&PTNT tổ chức họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thủy sản tháng 11 và triển khai nhiệm vụ tháng 12.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng cục Quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản cho hay, sau một thời gian tạm lắng, gần đây, vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm lại tái diễn trở lại. Cụ thể thực hiện chương trình giám sát chất lượng thịt gia súc, gia cầm tại các tỉnh miền Bắc trong tháng 11 đã phát hiện 4/54 mẫu thịt gà có Campylobacter (một loại vi khuẩn gây tiêu chảy, thâm nhập vào tế bào ruột mà không bị phát hiện và tiêu diệt). Ngoài ra qua lấy mẫu xét nghiệm đã phát hiện 6/40 mẫu gà dương tính với Chloramphenicol và Furazolidon, hai chất cấm trong chăn nuôi, và 4/40 mẫu phát hiện Tetracycline (kháng sinh dùng trong thú y) vượt giới hạn dư lượng tối đa cho phép.
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ NN&PTNT cũng vừa phát hiện một vụ việc vận chuyển trâu bò từ Thái Lan về nước mà không thực hiện kiểm dịch.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, Quảng Ninh đã tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực của tỉnh, gắn với khai thác lợi thế so sánh theo từng địa phương và vùng sinh thái.

Bạn đọc Nguyễn Văn Tiến (Lục Nam, Bắc Giang) hỏi: Thời gian qua, các phương tiện thông tin phản ánh nhiều về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Vậy người chăn nuôi sử dụng chất cấm bị xử lý thế nào?

Hiện tại, đối với lợn, gà: Thuế nhập khẩu vào Việt Nam cao, nên khi tham gia TPP sẽ phải chịu sức cạnh tranh lớn từ Mỹ và Canada. Đặc biệt, đối với bò đông lạnh (thuế suất 7%), bò sống (5%), chúng ta phải cạnh tranh với các nước Úc và New Zealand có lợi thế về bò.

Lượng xả thải ngày càng lớn từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy sản đã khiến nguồn nước, môi trường đất, không khí bị ô nhiễm... Đây là một mối hại lớn đang gây nhiều áp lực lên môi trường nông thôn, đe dọa sức khỏe dân cư ở khu vực này.

Mất cân đối ngân sách, buộc phải cho thôi việc lao động hợp đồng (LĐHĐ), không có kinh phí mua trang thiết bị y tế, người dân chưa hưởng lợi… Đó là nhận định của lãnh đạo ngành thú y các tỉnh, thành vùng ĐBSCL về việc thực hiện Thông tư 113 của Bộ Tài chính.