Lại phá sen trồng lúa

Đó là thông tin mới được ông Nguyễn Văn Thanh, phó phòng kinh tế tổng hợp Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ với chúng tôi.
Theo số liệu của Phòng NN&PTNN huyện Tháp Mười, hiện toàn huyện chỉ còn 81ha sen, tập trung chủ yếu ở xã Mỹ Hòa với diện tích 78ha.
“Nguyên nhân khiến diện tích sen giảm do giá cả các sản phẩm khai thác từ sen không ổn định và thời gian gần đây sen xuất hiện các bệnh như thối ngó, thối lá và bọ trĩ, làm giảm năng suất khiến một số hộ trồng sen ở các vụ trước đã chuyển đổi sang trồng lúa” - ông Thanh nói.
Ghi nhận tại vùng trồng sen xã Mỹ Hòa, hiện giá gương sen mua tại ruộng chỉ dao động quanh mức 12.000 - 15.000 đồng/kg, giảm khoảng 30.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2015.
Bà Trần Thị Út Em, trồng hơn 3 công (3.000m2) sen tại xã Mỹ Hòa, cho biết: “Thấy giá sen có lúc lên tới 40.000 đồng/kg nên tui cùng mấy hộ xung quanh chuyển diện tích trồng lúa của gia đình sang trồng sen kiếm lời. Nay giá sen tuột dốc thê thảm, ai cũng mạnh dạn rủ nhau phá sen quay lại mần lúa”.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi heo rừng thương phẩm đang phát triển ở Đăk Lăk. Nhưng do hiểu biết của người tiêu dùng còn hạn chế, nên thịt heo rừng giả được bán nhiều, ngành chức năng khó kiểm soát.

Trong khi các hộ nuôi tôm sú ở vùng ngập mặn, ven biển các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) phải đối mặt với tình trạng tôm nuôi bị nhiễm bệnh, chết trên diện rộng, thì tôm của Câu lạc bộ nuôi tôm cộng đồng tại xã Hiệp Mỹ Đông và Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang) vẫn phát triển tốt.

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 của UBND tỉnh Tây Ninh trình kỳ họp thứ hai -HĐND tỉnh khoá VIII cho biết, 5 năm qua (2006-2010), sản xuất nông - lâm - thuỷ sản của tỉnh tiếp tục duy trì được tăng trưởng cao trong điều kiện khó khăn và thách thức do dịch bệnh và thời tiết

Một loại thức ăn chăn nuôi chứa thảo dược giá rẻ, tốc độ lớn chẳng kém lợn ăn cám công nghiệp, thịt sạch, thơm ngon, giảm ô nhiễm môi trường, giật bằng độc quyền giải pháp hữu ích…

Tính đến nay, cả nước đã có 11 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch cúm gia cầm. Những ngày qua, các cơ quan chức năng đã tổ chức rất nhiều cuộc họp để bàn biện pháp ngăn chặn dịch. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến dịch cúm gia cầm “đến hẹn lại lên” không chỉ xuất phát từ phía người chăn nuôi, mà còn có nguyên nhân từ ý thức của người tiêu dùng, năng lực phòng chống dịch của các cơ quan chức năng.