Lại phá sen trồng lúa

Đó là thông tin mới được ông Nguyễn Văn Thanh, phó phòng kinh tế tổng hợp Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ với chúng tôi.
Theo số liệu của Phòng NN&PTNN huyện Tháp Mười, hiện toàn huyện chỉ còn 81ha sen, tập trung chủ yếu ở xã Mỹ Hòa với diện tích 78ha.
“Nguyên nhân khiến diện tích sen giảm do giá cả các sản phẩm khai thác từ sen không ổn định và thời gian gần đây sen xuất hiện các bệnh như thối ngó, thối lá và bọ trĩ, làm giảm năng suất khiến một số hộ trồng sen ở các vụ trước đã chuyển đổi sang trồng lúa” - ông Thanh nói.
Ghi nhận tại vùng trồng sen xã Mỹ Hòa, hiện giá gương sen mua tại ruộng chỉ dao động quanh mức 12.000 - 15.000 đồng/kg, giảm khoảng 30.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2015.
Bà Trần Thị Út Em, trồng hơn 3 công (3.000m2) sen tại xã Mỹ Hòa, cho biết: “Thấy giá sen có lúc lên tới 40.000 đồng/kg nên tui cùng mấy hộ xung quanh chuyển diện tích trồng lúa của gia đình sang trồng sen kiếm lời. Nay giá sen tuột dốc thê thảm, ai cũng mạnh dạn rủ nhau phá sen quay lại mần lúa”.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát nên người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển đàn.

Đến thôn Đồng Xe, xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nhắc đến chị Nông Thị Viên, sinh năm 1983, mọi người trong thôn đều kể về chị với sự cảm phục - tấm gương giàu nghị lực, vượt khó vươn lên làm giàu từ chăn nuôi.

Trong số đó hầu hết các hộ đã có chuồng tạm nhưng vẫn còn 6.572 hộ (chiếm 11% tổng số hộ chăn nuôi) chưa có chuồng cho gia súc. Như vậy, sẽ có khoảng 60.000 con gia súc chưa được đảm bảo chống rét trong mùa đông năm nay.

Khoảng từ năm 2012, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) xuất hiện tình trạng người dân đổ xô đi chặt cây, đào rễ xáo tam phân về bán khiến loài cây này đang trong tình trạng cạn kiệt.

Dọc sông Cầu thuộc địa phận xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), những cây trám đen cổ thụ đang vào mùa cho thu quả. Là giống quả hiếm nên giá khá cao.