Lại Nuôi Vịt Trong Hồ Dầu Tiếng

Hiện nay, trong hồ Dầu Tiếng lại tái diễn cảnh một số người dân thả vịt vào chăn nuôi.
Nếu không sớm ngăn chặn, sẽ có nhiều người khác "bắt chước" nuôi vịt trong hồ Dầu Tiếng.
Chiều 17.1.2015, trên bờ hồ Dầu Tiếng, đoạn gần cống kênh Đông có hai bầy vịt con, mỗi bầy ước tính có khoảng 2.000 con đang được người dân chăn nuôi trên những bãi đất bán ngập trong hồ.
Cạnh đó, một người khác đang quây những mành lưới thành khung hình chữ nhật rộng lớn để chuẩn bị thả vịt con vào nuôi.
Trước đó, Báo Tây Ninh đã có lần phản ánh tình trạng nuôi vịt trong hồ Dầu Tiếng. Sau khi báo phát hành, lực lượng chức năng buộc những người dân ở đây phải ngưng chăn nuôi vịt trong hồ.
Việc nuôi vịt trong hồ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì nước trong hồ Dầu Tiếng không chỉ dùng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn nước tiêu dùng cho TP.Tây Ninh và một phần TP.Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, mới đây, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã thực hiện thành công mô hình “ương tôm hùm bông giống trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn.

Hiện ở Tiên Yên (Quảng Ninh), nhiều người dân đã đổi đời, trở thành triệu phú từ nghề nuôi tôm. Không chỉ đơn thuần là những vùng nuôi quảng canh, bán thâm canh, nơi đây đã dần xuất hiện, phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.

Bên cạnh đó, Sở cũng khuyến khích việc chế biến và tồn trữ thức ăn khô từ cỏ, rơm rạ, thân đậu, bắp và áp dụng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó có phương pháp gieo tinh phân biệt giới tính để nâng cao chất lượng và sản lượng khai thác.

Tập quán lâu đời của người dân miền sông nước là chăn nuôi vài con gà, con vịt để cải thiện bữa ăn hằng ngày, hay nuôi cặp heo để tận dụng thức ăn thừa và để giải quyết khó khăn lúc túng bấn.