Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lái Lúa Chạy Bỏ Tiền Đặt Cọc

Lái Lúa Chạy Bỏ Tiền Đặt Cọc
Ngày đăng: 08/03/2014

Vụ lúa Đông Xuân sớm, nông dân phấn khởi vì trúng mùa được giá. Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao ngày, đến thời điểm này ở Vĩnh Long, khi những cánh đồng lúa phía Bắc QL1 như TX Bình Minh, Bình Tân và một phần của huyện Tam Bình đang vào vụ chín rộ thì giá lúa rớt từng ngày. Nông dân kêu trời, còn nhiều thương lái mua lúa đã bỏ cả tiền đặt cọc và… “biến mất dạng”.

Liên tục mấy ngày qua, đi trên Đường tỉnh 908 thuộc các huyện Bình Tân và Tam Bình, người đi đường sẽ dễ dàng bắt gặp những đống lúa khổng lồ nằm san sát bên lề đường. Nhiều nông dân không bán được đành phải đổ lúa xuống đường phơi khô chờ lái.

Anh Nguyễn Hoài Phương (ấp Hòa Bình, xã Nguyễn Văn Thảnh- Bình Tân), chỉ đống lúa mới vừa cắt xong, than: “Mấy chú thấy không, năm nay lúa trúng, nông dân chúng tôi ai ai cũng vui mừng. Mới tuần trước, nhiều thương lái đến hỏi mua với giá 96.000 đ/giạ (4.800 đ/kg) và đặt cọc trước.

Gia đình tôi có 13 công, nhưng lái chỉ đặt cọc làm tin có 1 triệu đồng, chưa tới 200.000 đ/công. Chúng tôi đòi thêm tiền cọc thì thương lái nói đã đặt cọc rất nhiều hộ nên hết tiền.

Dù vậy, đúng hẹn mùng 5 cắt và lái đến lấy lúa, nhưng 2 ngày nay tôi gọi điện thoại thì không ai bắt máy vì giá lúa hiện thời (các thương lái khác đến ép giá) chỉ còn 88.000 đ/giạ, sụt 8.000 đ/giạ. Lúa đã chín rục, buộc gia đình tôi phải cắt về phơi chờ thương lái khác ra giá cao hơn”.

Cùng làm chung cánh đồng với anh Phương, anh Nguyễn Minh Phúc chạy đôn chạy đáo tìm thương lái: “Gia đình tôi có 27 công, lái đưa cọc trước 5 triệu đồng. Tới ngày hẹn lấy lúa nhưng 2 ngày nay chúng tôi liên hệ thì điện thoại của thương lái cũng ò í e.

Do chủ quan nên gia đình chúng tôi không có sân phơi, phải tốn tiền thuê nhân công tìm nơi dự trữ để phơi lúa cho khô chờ lái khác đến bán”. Còn anh Ba Son có 17 công đất ruộng nhưng lái chỉ đặt cọc có 2 triệu đồng. Đến ngày thu hoạch, thương lái cũng bặt tăm…

“Chúng tôi làm lúa nhưng không định được giá, chỉ trông chờ vào thương lái định giá. Đầu vụ thì mạnh ai nấy giành mua, nhưng đến lúc rộ thì họ kỳ kèo ép giá”- anh Ba Son than trách.

Chị Nguyễn Thị Nhanh- một thương lái- cho biết: “Thương lái chúng tôi không ai muốn bỏ tiền cọc cả, nhưng vì giá lúa rớt nhanh quá. Thà chúng tôi bỏ tiền cọc chứ nếu lấy lúa theo giá cọc thì vừa tốn công vừa lỗ nặng. Biết trước được giá lúa sẽ giảm nên chúng tôi cũng không dám đặt cọc đậm cho nông dân, trung bình khoảng 200.000 đ/công, có mất cũng không đến nỗi”.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Văn Thảnh (Bình Tân) Nguyễn Ngọc Tuân cho biết: “Toàn xã có trên 1.350ha lúa đang độ chín rộ. Việc thương lái mua lúa bỏ tiền cọc đang diễn ra ở xã Nguyễn Văn Thảnh và các xã lân cận của TX Bình Minh và huyện Tam Bình.

Nhiều nông dân phấn khởi vì năng suất lúa năm nay hầu hết trên dưới 10 tấn/ha. Nhưng do làm vào cuối vụ nên giá rớt liên tục. Đến thời điểm này, lúa hạt tròn có giá dưới 90.000 đ/giạ. Nông dân vừa lo giá lúa giảm vừa bị thương lái bẻ kèo”.

Ở địa bàn xã giáp ranh, Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh (Tam Bình) Nguyễn Văn Bảy cũng khẳng định, do giá lúa đang giảm mạnh nên nhiều nông dân trên địa bàn xã cũng bị thương lái bỏ tiền đặt cọc chạy lấy người. Nhiều nông dân thu hoạch lúa giai đoạn này đang trông chờ... “quyết định” của thương lái.

Một thương lái cho biết: “Thương lái chúng tôi không ai muốn bỏ tiền cọc cả, nhưng vì giá lúa rớt nhanh quá. Thà chúng tôi bỏ tiền cọc chứ nếu lấy lúa theo giá cọc thì vừa tốn công vừa lỗ nặng. Biết trước được giá lúa sẽ giảm nên chúng tôi cũng không dám đặt cọc đậm cho nông dân, trung bình khoảng 200.000 đ/công, có mất cũng không đến nỗi”.


Có thể bạn quan tâm

Hướng phát triển kinh tế bền vững của nông dân Hòa Hiệp (Dak Lak) Hướng phát triển kinh tế bền vững của nông dân Hòa Hiệp (Dak Lak)

Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak) lựa chọn không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát huy thế mạnh của địa phương góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới.

18/04/2015
Sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách lợi bất cập hại Sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách lợi bất cập hại

Do sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách, nước ao hồ tại nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong tỉnh Bắc Giang đang bị ô nhiễm nặng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh ở cá liên tiếp xảy ra, nhất là vào mùa nắng nóng gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

18/04/2015
Ông Tùng nuôi trùn quế có lãi Ông Tùng nuôi trùn quế có lãi

Ông Hà Xuân Tùng, 64 tuổi, ở xã Hòa Tân Đông (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) mỗi năm thu lợi trên 140 triệu đồng nhờ nuôi trùn quế, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

18/04/2015
Phòng bệnh cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa Phòng bệnh cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa

Theo các kết quả nghiên cứu, các bệnh thường gặp trên tôm như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đầu vàng... thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn chuyển mùa và thời gian tới là giai đoạn thuận lợi nhất để các mầm bệnh trên tôm nuôi phát triển

18/04/2015
Châu Thành (Hậu Giang) có trên 2.100ha cam sành có khả năng phải chặt bỏ Châu Thành (Hậu Giang) có trên 2.100ha cam sành có khả năng phải chặt bỏ

Thông tin từ cơ quan chuyên môn huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số gần 5.000ha cam sành trên địa bàn huyện thì hiện có đến 2.656ha đang nhiễm bệnh, trong đó có trên 2.172ha bị nhiễm nặng, có khả năng phải chặt bỏ.

18/04/2015