Lại lo quả vải được mùa mất giá

Ngày 31-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều hộ dân ở vùng trồng vải Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết vẫn lo được mùa mất giá.
Theo ông Phùng Trần Hoạt, chủ vườn vải ở xã Hồng Giang (Lục Ngạn, Bắc Giang), vải thu hoạch sớm ở huyện Lục Ngạn đã được bán đi các vùng, tuy nhiên, vải chính vụ thì nửa tháng nữa mới thu hoạch được.
Theo ghi nhận, năm nay có thể sản lượng quả vải khá tốt, nên nỗi lo mất giá vẫn nặng. Ông Hoạt bày tỏ lo lắng khi chưa có doanh nghiệp nào cam kết giá để mua, dù người dân đã trồng theo tiêu chuẩn VietGap.
Anh Nguyễn Văn Lưu, thôn Kép 1, xã Hồng Giang cũng cho biết từ đầu năm đến nay, có nhiều đoàn doanh nghiệp thăm vườn vải của mình, tuy nhiên, vẫn chưa có doanh nghiệp nào cam kết giá.
Hiện đã xuất hiện một vài thương lái Trung Quốc sang mua vải, tuy nhiên, giá mua vải sớm khoảng 20.000đ/kg, theo ông Chu Văn Báo, trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn.
Trong khi đó, ông Hoạt nêu do trồng tiêu chuẩn VietGap, người dân mong muốn bán vải ở mức khoảng 30.000đ/kg.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, quả vải sớm của Bắc Giang đã bắt đầu vào siêu thị. Ngày 31-5, siêu thị BigC đã bắt đầu bày bán vải với giá niêm yết 32.000đ/kg. Tuy nhiên, quả vải được khuyến mại, được bán với giá chính thức chỉ 16.900đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Đàn bò của tỉnh Yên Bái hiện có trên 18.000 con. Số lượng đầu đàn đang giảm dần qua từng năm. Không chỉ suy giảm về mặt số lượng mà chất lượng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để khắc phục những vấn đề này, việc bổ sung những giống mới vào là rất cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã tiến hành cải tạo đàn bò bằng giống bò Brahman.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 85% chi phí thức ăn, 30% chi phí làm đệm lót sinh học. Qua hơn 2 tháng triển khai mô hình, hiện 53 con heo nuôi tại hộ ông Ngô Kim Sơn trên diện tích chuồng 70m2 đang phát triển tốt. Còn 22 con heo nuôi theo mô hình tại hộ bà Đoàn Thị Kim Khuê đã xuất chuồng với tổng trọng lượng hơn 1,8 tấn heo hơi (bình quân 84kg/con). Với giá bán 48.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi gần 15 triệu đồng.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre) trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi bò của huyện, giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Anh Giang Mạnh Tuấn (sinh năm 1982) cư ngụ phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương), thuê đất ở phường Hiệp Thành và Phú Mỹ để làm rau thủy canh. Đến xem vườn rau của anh Tuấn, nhiều người khen ngợi cách làm mới, hiệu quả của anh.

Ngày 18-9, đại diện Công ty TNHH C.N (TP. Hồ Chí Minh) đã xuống hỗ trợ 35 tép hạt giống và 500.000 đồng/hộ cho nông dân trồng ớt Nguyễn Văn Nguyên (Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) và Lê Văn Gấm (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang).