Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng đu đủ

Lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng đu đủ
Ngày đăng: 27/06/2015

Năm 2009, tận dụng mảnh đất vườn rộng hơn 23.000m2, bà Lê Thị Quà (ấp Đông, xã Hòa Long) mua 50 bịch hạt giống đu đủ về trồng. Nhờ chịu khó cần cù, chăm sóc đúng kỹ thuật, cây đu đủ phát triển khá tốt. Bình quân mỗi cây có khoảng 15 - 20 trái, trọng lượng trung bình từ 1 - 1,2kg, có vị ngọt đậm đà… Mỗi vụ, từ hơn 23.000m2 trồng đu đủ, bà thu về gần 300 tấn, giá bán được 8.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình bà có thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng/ha.

Thấy hiệu quả kinh tế cao, bà Quà tiếp tục chặt bỏ 200 gốc điều để trồng đu đủ. Cuối năm 2014, bà thuê thêm 8.000m2 đất (8 triệu đồng/năm) để trồng thêm hơn 2.000 gốc đu đủ. Hiện nay, những gốc đu đủ này đang chuẩn bị đơm hoa, có cây đã ra trái nhỏ bằng ba ngón tay. Bà Quà cho biết: “Gia đình tôi khấm khá hơn là nhờ trồng đu đủ. Mô hình này cũng đang được bà con trong xã nhân rộng, vì hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác”.

Thấy việc trồng đu đủ có thể phát triển kinh tế nhanh, nhiều hộ gia đình ở xã Hòa Long cũng tìm tòi, xin giống về trồng. Năm 2006, ông Nguyễn Văn Vinh (ấp Bắc 2, xã Hòa Long) trồng 15.000m2 tiêu nhưng do dịch bệnh, cây bị hư, đổ, ông quyết định chuyển qua trồng ca cao. Tuy nhiên ở thời điểm đó, giá ca cao là 3.000 - 6.000 đồng/kg tươi, 40.000 đồng/kg khô. Trên diện tích 7.000m2 trồng ca cao, mỗi tháng ông chỉ thu về được hơn 20 triệu đồng. Thấy việc trồng ca cao không hiệu quả, năm 2008, từ 5 trái đu đủ chín xin được của người quen, ông tách lấy những hạt khỏe, đều nhau, bỏ vào lon cà phê nhựa, thêm đất, tưới nước và để ở nơi râm mát. Sau 45 ngày, cây cao khoảng 20cm, ông bắt đầu xuống giống.

Theo kinh nghiệm của ông Vinh, khi cây còn nhỏ không nên trồng sâu. Do rễ cây hay trồi lên mặt đất nên khi cây cao khoảng 70cm, phải bỏ thêm đất để cây không bị đổ, mỗi cây trồng cách nhau 2m. Sau 7 tháng, cây cao khoảng 2m đã có thể thu hoạch được. Đến nay, ông Vinh đã ươm giống và phát triển thành công 350 gốc đu đủ đang cho thu hoạch. Mỗi tháng, ông Vinh thu hoạch đu đủ một lần, trung bình từ 2 - 3 tấn. Năm 2013, từ 350 gốc đu đủ, ông Vinh thu về được 200 triệu đồng/năm, trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, còn 180 triệu đồng/năm. Cách đây khoảng 2 tháng, ông Vinh tiếp tục xuống giống thêm 600 gốc trên mảnh đất rộng 4.000m2 cạnh nhà. “Trồng đu đủ khỏe hơn trồng tiêu, ca cao vì tháng nào cũng cho thu hoạch, lại dễ chăm sóc”, ông Vinh nói.

Hòa Long là xã thuần nông có gần 150ha đất trồng cây ăn quả. Trong đó, diện tích trồng đu đủ chiếm 6,8ha, năng suất đạt 198 tạ/ha/năm. Riêng ấp Bắc 2, diện tích trồng đu đủ đã tăng gấp 4 - 5 lần so với năm 2013. Với giá đu đủ hiện nay dao động từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, mỗi năm, một hộ gia đình thu về từ 500 - 600 triệu đồng/ha. Ông Lê Thành Phúc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Long cho biết: “Đu đủ là loại cây dễ trồng, năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Hiện nay, nhiều hộ gia đình ở xã Hòa Long đang mở rộng diện tích, chặt bỏ các loại cây có giá trị kinh tế thấp, khó tiêu thụ để trồng đu đủ”.

Đu đủ được trồng ở xã Hòa Long được tiêu thụ tại các chợ ở TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa, thị trấn Phước Hải (huyện Long Điền)… và còn được dùng làm nguyên liệu cho món mắm bằm-một món ăn nổi tiếng mang đặc trưng của tỉnh BR-VT. Theo bà Lê Thị Quà, mỗi ngày có hàng chục người đến tận vườn hỏi mua từ 40 - 50kg đu đủ xanh về làm mắm bằm, bán tại chợ Hòa Long (TP. Bà Rịa), các chợ ở huyện Long Điền, Đất Đỏ. Đu đủ xanh bán tại vườn có giá từ 4.000 - 5.000 đồng/kg.


Có thể bạn quan tâm

Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa Mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa

Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long đang đầu tư mở rộng từ 2.000 mét vuông tăng lên 3.000 mét vuông diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh ở Quảng Thừa, Đà Lạt, dự kiến đạt tổng sản lượng trên dưới 10 tấn/năm, trong đó chiếm 70% cá tầm và 30% cá hồi. Sau 4 năm (2006 - 2010) phát triển hiệu quả nghề nuôi cá nước lạnh, từ quy mô hộ gia đình đã vươn lên thành quy mô Doanh nghiệp tư nhân Thịnh Long với lợi nhuận thu về ổn định hàng năm trên dưới 100 triệu đồng/1.000 mét vuông.

31/07/2015
Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững Tháo gỡ vướng mắc để chuỗi liên kết bền vững

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hướng tới mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia. Qua gần một năm triển khai, các chuỗi liên kết này đã đi vào hoạt động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao.

31/07/2015
Hơn 160 ha tôm nuôi bị dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân Hơn 160 ha tôm nuôi bị dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân

Ngày 29-7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, dịch bệnh trên tôm xảy ra ở nhiều hồ nuôi của các hộ gia đình ở 12 xã, phường, thuộc năm huyện, thành phố trên địa bàn, với diện tích nhiễm bệnh hơn 200 ha.

31/07/2015
Bình Định nuôi cá tự phát ở huyện Hoài Nhơn gây ô nhiễm môi trường Bình Định nuôi cá tự phát ở huyện Hoài Nhơn gây ô nhiễm môi trường

Nghề nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là cá tràu) mang lại hiệu quả kinh tế cao nên nhiều người dân ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đổ xô cải tạo đất vườn, đào ao, trải bạt nuôi cá trong vườn nhà. Thế nhưng, mô hình nuôi cá mang tính tự phát này đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Song việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vừa chậm trễ, lại thiếu kiên quyết khiến người dân sống trong vùng bất bình.

31/07/2015
Những lưu ý trong chăm sóc lúa vụ mùa Những lưu ý trong chăm sóc lúa vụ mùa

Vụ mùa năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và hạn kéo dài từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, diện tích lúa kém phát triển do hạn đã diễn ra, nhất là đối với diện tích lúa gieo thẳng.

31/07/2015