Lãi Hàng Trăm Triệu Đồng Từ 60m2 Đất

Một lần tình cờ xem ti vi nói về một chủ trang trại, tỷ phú cá sấu ở huyện Chiêm Hóa (Quảng Bình), anh Đinh Văn Bức ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Hóa (Kim Bảng, Hà Nam) đã nảy sinh ý định nuôi con đặc sản này.
Năm 2008, sau khi tìm hiểu đặc điểm, kỹ thuật nuôi cá sấu anh Bức đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng, bắt xe vào Quảng Bình để mua giống và học hỏi kinh nghiệm nuôi cá sấu. Ít vốn nên anh chỉ mua được 30 con, với giá 1 triệu đồng/con.
Được sự hướng dẫn của tỷ phú cá sấu đất Quảng, anh về xây chuồng trại với diện tích 40m2, nền bê tông căng lưới xung quanh đề phòng cá sấu xổng ra ngoài.
"Cá sấu là loài động vật hoang dã ăn khỏe, nhanh lớn và ít bệnh tật. Thức ăn của chúng là các nội tạng động vật, cá… Chỉ sau một năm đàn cá sấu của tôi đã được hơn 20kg, hiện nhiều con hơn 30kg, nhân với giá 200.000 - 220.000 đồng/kg trừ chi phí lãi từ 4 - 5 triệu đồng/con" - anh Bức nói.
Anh Bức bảo, vừa qua anh xuất 20 con cá sấu mỗi con 30kg, với giá 220.000 đồng/kg, thu về hơn 130 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 80 triệu đồng. Trước đó anh đã mua thêm 20 con giống để gối, đồng thời mở rộng thêm khu chuồng thành 60m2. Không chỉ nuôi cá sấu, năm 2009 anh Bức còn nuôi thêm nhím. Lúc đầu anh mua 4 cặp, với giá 10 triệu đồng/cặp, đến nay anh đã có 10 cặp.
Anh Bức cho biết, nuôi nhím rất dễ bởi nhím rất khỏe, dường như không có bệnh, nhím chỉ có bệnh ỉa chảy, với bệnh này chỉ cần cho nhím ăn những loại quả chát như chuối xanh, ổi… là khỏi. Nuôi nhím khá kinh tế, bởi nhím đẻ mắn, mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con.
"Nuôi nhím chỉ sau một năm khi nhím đẻ là hòa vốn, những năm sau nhím đẻ bao nhiêu lãi bấy nhiêu. Trước tôi chủ yếu nuôi nhím bán giống, nhưng hiện nay nhiều nhà hàng đã bắt đầu đặt mua để phục vụ thực khách, với giá 450.000 đồng/kg, nếu bán thịt cũng được trên dưới 5 triệu đồng/con. Năm 2010, tôi đã vận động được 20 hộ thành lập CLB nuôi con đặc sản. Tuy mới hoạt động, nhưng đa số các hộ đều có thu nhập không dưới 100 triệu đồng/hộ/năm" - anh Bức cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Bắc (Cục BVTV - Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang đang thực hiện thí điểm mô hình tổ dịch vụ BVTV trên lúa tại xã Thường Thắng (Hiệp Hòa) và xã Tăng Tiến (Việt Yên).

Đó là lời chia sẻ của anh Nông Văn Chính, chủ cở sở sản xuất miến dong Chính-Tuyển ở thôn Lủng Vạng, xã Côn Minh (Na Rì), khi được hỏi về bí quyết đem lại sự thành công trong sản xuất miến dong với doanh thu mỗi năm mấy tỷ đồng.

Đến thời điểm này, 70/80ha mía của bà con nông dân các xã Hòa Mục, Cao Kỳ, Nông Hạ, Nông Thịnh và một số xã lân cận của huyện Chợ Mới đã được tiêu thụ xong. Còn lại trên 10ha bị sâu bệnh hại, đang được người dân bán lẻ, tốc độ tiêu thụ chậm, giá bán dao động từ 3-5 nghìn đồng/1 cây.

Đức Phú là xã nằm xa trung tâm huyện, nơi tuyến kênh Tà Pao chưa được đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Điều này dẫn đến tình hình sản xuất lúa gặp không ít khó khăn. Để nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích lúa, những năm gần đây xã đã luân canh, chuyển từ 3 vụ lúa ở khu nội đồng sang 2 vụ lúa và 1 vụ bắp đông xuân mang lại hiệu quả…

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.