Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng

Lãi hàng tỉ đồng/năm nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh sầu riêng
Ngày đăng: 01/10/2015

Sầu riêng Ri 6, đặc sản Cai Lậy.

Điển hình như mô hình xử lý cho sầu riêng ra trái mùa nghịch của nông dân Cao Minh Hoàng, cư ngụ tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy.

Anh Hoàng cho biết, gia đình anh có thửa vườn rộng 1 ha. Đất này, trước kia trồng tạp nham đủ loại, giá trị kinh tế không cao lại nằm trong vùng ngập lũ nên thường xuyên bị thiên tai gây hại, đời sống bấp bênh.

Từ khi Nhà nước khuyến khích chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ", anh Hoàng mạnh dạn đầu tư cải tạo 1 ha đất vườn sang trồng chuyên canh sầu riêng giống Ri 6 và Mong Thong.

Đất phù sa màu mỡ, anh Hoàng chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn cây rất sung mãn.

Hiện sầu riêng trong vườn đã đạt 8 năm tuổi và cho thu hoạch với năng suất ổn định từ 20 đến 22 tấn quả/năm.

Để tránh tình trạng "được mùa mất giá", Hoàng tìm hiểu và áp dụng kỹ thuật xử lý cho trái vào mùa nghịch.

Theo anh Hoàng, liên tiếp trong 3 năm qua anh đều xử lý sầu riêng cho trái mùa nghịch thành công cả trên hai phương diện: Sản lượng và giá cả.

Để xử lý cây sầu riêng cho trái mùa nghịch thành công, theo anh cần chú ý các yếu tố quan trọng:

Bón nhiều phân hữu cơ để bộ rễ mạnh khỏe, trồng thưa, thường xuyên thăm vườn thời điểm sáng sớm để phát hiện và xử lý kịp thời dầu hiệu cây mắc bệnh, khi cây ra đủ 3 đợt đọt non mới tiến hành xử lý.

Ngoài ra, cần phòng bệnh xì mủ cây sầu riêng bằng phương pháp tiêm thuốc vào thân cây, đồng thời coi trọng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Nói về hiệu quả kinh tế, anh Hoàng phấn khởi cho biết, nếu sầu riêng thu hoạch chính vụ nhà vườn chỉ bán được tối đa 30.000 đ/kg, thì sầu riêng nghịch vụ của anh bán được 60.000 đ/kg.

Trong năm vừa qua, với sản lượng thu hoạch vào mùa nghịch 22 tấn quả, anh Hoàng thu được khoảng 1,2 tỉ đồng. Sau khi trừ chi phí, anh còn lãi ròng trên 1 tỉ đồng. Kinh tế gia đình anh đã trở nên sung túc.


Có thể bạn quan tâm

Ô Nhiễm, Tôm Chết Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Ô Nhiễm, Tôm Chết Trắng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Vụ tôm sú năm 2011-2012, nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị thiệt hại nặng khi tôm mới thả nuôi đã chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử gan tụy.

23/04/2012
Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai

Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.

09/05/2012
Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo

Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.

16/05/2012
Bác Phạm Phó “Mê” Nghề Nuôi Nhím Bác Phạm Phó “Mê” Nghề Nuôi Nhím

Ông Phạm Phó, ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), rời quê hương Mộ Đức, Quảng Ngãi vào sinh sống ở Châu Đức từ năm 1959. Năm nay, ông Phó đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và say mê lao động. Ngoài việc trồng tiêu và các loại cây trái trong vườn, gần đây ông Phó còn thử nghiệm thành công mô hình nuôi nhím.

26/05/2012
Nông Dân Liên Kết Trong Chăn Nuôi Nông Dân Liên Kết Trong Chăn Nuôi

Nhờ mạnh dạn liên kết làm ăn theo mô hình Câu lạc bộ (CLB) mà thời gian qua, nông dân thôn An Tỉnh, xã Đức Thắng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) không chỉ "né" được những rủi ro, nâng cao chỉ số lợi nhuận mà còn tạo sức lan tỏa trong phong trào phát triển chăn nuôi ở địa phương.

17/05/2012