Lai Châu Phát Triển Vùng Chè Hàng Hóa

Thời gian qua, cây chè được tỉnh Lai Châu xác định là cây công nghiệp hàng hoá chủ lực của tỉnh, là giải pháp xoá đói nghèo và làm giàu cho nông dân.
Tỉnh đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển vùng chè giai đoạn 2011-2015 và đến nay, tổng diện tích chè toàn tỉnh đã có 3.358ha, tăng 306ha so với năm 2010, tạo nguồn hàng hoá và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Nhìn lại 4 năm thực hiện phát triển vùng chè, toàn tỉnh Lai Châu đã trồng mới được 385,7ha, đạt 110% so với kế hoạch. Năm 2014, sản lượng chè toàn tỉnh dự tính đạt 20.600 tấn, với năng suất ước đạt 85,3 tạ/ha (tăng 25,3 tạ/ha so với năm 2010)...
Diện tích cây chè hiện nay ở Lai Châu không chỉ tập trung ở một vài huyện như trước mà đã trải rộng trên các địa bàn: Thành phố Lai Châu, Tam Đường, Tân Uyên... Trong đó huyện Tân Uyên trở thành mũi nhọn phát triển chè với diện tích hiện có hơn 1.300ha, với gần 1.000ha chè kinh doanh và đang tiếp tục trồng mới thêm 50ha chè trong năm 2014.
Dự kiến trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh sẽ tập trung phát triển chè chất lượng cao với mục tiêu đến năm 2020 có 4.254ha chè; trong đó có 3.310ha chè kinh doanh cho năng suất trung bình 10 tấn/ha. Bà Vũ Thị Thiệu ở tiểu khu 5 thị trấn Tân Uyên (Tân Uyên) có hơn 6.000m2 chè, mỗi tháng, gia đình bà thu hơn 8 triệu đồng.
“Một gia đình mà có 1ha chè Kim Tuyên, chịu khó làm ăn đúng khoa học kỹ thuật thì chỉ sau 5 năm là đảm bảo thoát nghèo và có điều kiện vươn lên làm giàu đấy” - bà Thiệu khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

“Khi nào nông dân nhận thức được về lợi ích và hiệu quả của mô hình trồng hoa sinh thái trên ruộng lúa, thì chừng đó người nông dân tự động tham gia trồng mà không cần khuyến cáo”. Ông Phạm Văn Triều, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hương (huyện Châu Thành) đã khẳng định một cách chắc chắn như vậy.

Trước đây người ta cứ nghĩ rươi sinh sản vô tính, kỳ thực ra, rươi sinh sản hữu tính, tức phải có con đực và con cái mới hoài thai được ra con non.

Mục tiêu được đưa ra tại Hội nghị chuyên đề về xuất khẩu (XK) do UBND tỉnh tổ chức gần đây, KNXK toàn tỉnh của năm 2014 dự kiến chỉ đạt khoảng 1,3 tỷ USD. Như vậy, đến thời điểm này, kim ngạch xuất khẩu đã vượt chỉ tiêu kế hoạch, trong khi còn đúng 1 tháng nữa mới kết thúc năm 2014. Thủy sản và gạo, 2 mặt hàng chủ lực của tỉnh, vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, tuy giá trị thực mang về có thể không tăng bằng những năm trước đây.

Miễn thuế tài nguyên khi khai thác hải sản tự nhiên, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với một số loại thu nhập như: thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản.

Kỹ thuật chế biến tôm Paramay thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, sử dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu như: nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, chế biến an toàn, hợp vệ sinh thực phẩm. Khi đưa vào vận hành, dây chuyền này có thể đảm bảo sản xuất gần 7.000 tấn/năm.