Lai Châu Phát Triển Vùng Chè Hàng Hóa

Thời gian qua, cây chè được tỉnh Lai Châu xác định là cây công nghiệp hàng hoá chủ lực của tỉnh, là giải pháp xoá đói nghèo và làm giàu cho nông dân.
Tỉnh đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển vùng chè giai đoạn 2011-2015 và đến nay, tổng diện tích chè toàn tỉnh đã có 3.358ha, tăng 306ha so với năm 2010, tạo nguồn hàng hoá và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Nhìn lại 4 năm thực hiện phát triển vùng chè, toàn tỉnh Lai Châu đã trồng mới được 385,7ha, đạt 110% so với kế hoạch. Năm 2014, sản lượng chè toàn tỉnh dự tính đạt 20.600 tấn, với năng suất ước đạt 85,3 tạ/ha (tăng 25,3 tạ/ha so với năm 2010)...
Diện tích cây chè hiện nay ở Lai Châu không chỉ tập trung ở một vài huyện như trước mà đã trải rộng trên các địa bàn: Thành phố Lai Châu, Tam Đường, Tân Uyên... Trong đó huyện Tân Uyên trở thành mũi nhọn phát triển chè với diện tích hiện có hơn 1.300ha, với gần 1.000ha chè kinh doanh và đang tiếp tục trồng mới thêm 50ha chè trong năm 2014.
Dự kiến trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh sẽ tập trung phát triển chè chất lượng cao với mục tiêu đến năm 2020 có 4.254ha chè; trong đó có 3.310ha chè kinh doanh cho năng suất trung bình 10 tấn/ha. Bà Vũ Thị Thiệu ở tiểu khu 5 thị trấn Tân Uyên (Tân Uyên) có hơn 6.000m2 chè, mỗi tháng, gia đình bà thu hơn 8 triệu đồng.
“Một gia đình mà có 1ha chè Kim Tuyên, chịu khó làm ăn đúng khoa học kỹ thuật thì chỉ sau 5 năm là đảm bảo thoát nghèo và có điều kiện vươn lên làm giàu đấy” - bà Thiệu khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đang gặp rất nhiều khó khăn về sản xuất, thị trường, nhưng thủy sản vẫn đang vững vàng ở vị trí số 1 trong xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các viện nghiên cứu thủy sản.

Từ Quốc lộ 4D vào trung tâm xã Sa Pả (Sa Pa - Lào Cai), lác đác giữa những triền lúa xanh là ruộng rau bắp cải tươi tốt đang cho thu hoạch. Tôi gặp chị Vàng Thị Dậu ở thôn Giàng Tra vừa lên chợ Sa Pa bán rau về, chị cho biết: Nhiều hộ trong xã đã thu hoạch xong vụ bắp cải đầu tiên, nhưng ruộng của gia đình chị vẫn còn nhiều rau chưa bán. Hằng ngày, những người buôn trong vùng vào tận ruộng của các hộ dân mua rau mang ra thị trấn Sa Pa hoặc thành phố Lào Cai bán.

Tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang... giá lúa khô đã lên mức 5.000 đồng/kg, tăng khoảng 200 đồng/kg so với trước thu mua tạm trữ.

Trong khi các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Gia Bình chịu thiệt hại khá lớn do dịch lợn tai xanh gây ra, thì gia đình ông Trần danh Trưởng thôn Thiên Đức- xã Thái Bảo vẫn có nguồn thu nhập ổn định với doanh thu hàng chục triệu đồng từ nghề nuôi Dê lai giống Bách Thảo.

Hiện giá tôm hùm thương phẩm loại 1, tại các tỉnh Nam Trung Bộ, đã tăng lên 1,3 triệu đồng/kg, giúp người nuôi bớt thua lỗ.