Lai Châu Phát Triển Vùng Chè Hàng Hóa

Thời gian qua, cây chè được tỉnh Lai Châu xác định là cây công nghiệp hàng hoá chủ lực của tỉnh, là giải pháp xoá đói nghèo và làm giàu cho nông dân.
Tỉnh đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển vùng chè giai đoạn 2011-2015 và đến nay, tổng diện tích chè toàn tỉnh đã có 3.358ha, tăng 306ha so với năm 2010, tạo nguồn hàng hoá và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Nhìn lại 4 năm thực hiện phát triển vùng chè, toàn tỉnh Lai Châu đã trồng mới được 385,7ha, đạt 110% so với kế hoạch. Năm 2014, sản lượng chè toàn tỉnh dự tính đạt 20.600 tấn, với năng suất ước đạt 85,3 tạ/ha (tăng 25,3 tạ/ha so với năm 2010)...
Diện tích cây chè hiện nay ở Lai Châu không chỉ tập trung ở một vài huyện như trước mà đã trải rộng trên các địa bàn: Thành phố Lai Châu, Tam Đường, Tân Uyên... Trong đó huyện Tân Uyên trở thành mũi nhọn phát triển chè với diện tích hiện có hơn 1.300ha, với gần 1.000ha chè kinh doanh và đang tiếp tục trồng mới thêm 50ha chè trong năm 2014.
Dự kiến trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh sẽ tập trung phát triển chè chất lượng cao với mục tiêu đến năm 2020 có 4.254ha chè; trong đó có 3.310ha chè kinh doanh cho năng suất trung bình 10 tấn/ha. Bà Vũ Thị Thiệu ở tiểu khu 5 thị trấn Tân Uyên (Tân Uyên) có hơn 6.000m2 chè, mỗi tháng, gia đình bà thu hơn 8 triệu đồng.
“Một gia đình mà có 1ha chè Kim Tuyên, chịu khó làm ăn đúng khoa học kỹ thuật thì chỉ sau 5 năm là đảm bảo thoát nghèo và có điều kiện vươn lên làm giàu đấy” - bà Thiệu khẳng định.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi tăng giá lên ở mức 25.000-25.500 đồng/kg vào giữa tháng 4-2014, hiện giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL giảm trở lại từ 1.000- 1.500 đồng/kg.

Sau gần một năm trời giá gà giảm xuống tới mức thấp nhất trong 6 năm gần đây, hiện giá gà tại các tỉnh phía Bắc cũng đang tăng.

Để góp phần tăng thu nhập, gắn kết các hộ gia đình trong chăn nuôi, cuối năm 2011, được sự khuyến khích, vận động của chính quyền địa phương, thôn Tây Sơn, xã Long Sơn (Đắk Mil) đã thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi gà, thu hút 10 hộ dân tham gia.

Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) vừa gửi văn bản đến Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ NN-PTNN, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phản ánh tình hình khó khăn của xuất khẩu cao su thiên nhiên trong những tháng đầu năm 2014, đồng thời kiến nghị giải pháp hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Theo chủ cơ sở thu mua gừng, trái cây Tấn Tửu (xã Long Bình, huyện Long Mỹ) giá gừng tăng mạnh gần đây do nguồn hàng khan hiếm, trái mùa thu hoạch, nhu cầu XK lớn. Cùng đó, thị trường tiêu thụ nội địa cũng tăng, nhiều nhà máy, cơ sở đẩy mạnh thu mua gừng làm mứt, bánh, kẹo.