Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lai Châu Phát Triển Vùng Chè Hàng Hóa

Lai Châu Phát Triển Vùng Chè Hàng Hóa
Ngày đăng: 20/06/2014

Thời gian qua, cây chè được tỉnh Lai Châu xác định là cây công nghiệp hàng hoá chủ lực của tỉnh, là giải pháp xoá đói nghèo và làm giàu cho nông dân.

Tỉnh đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển vùng chè giai đoạn 2011-2015 và đến nay, tổng diện tích chè toàn tỉnh đã có 3.358ha, tăng 306ha so với năm 2010, tạo nguồn hàng hoá và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Nhìn lại 4 năm thực hiện phát triển vùng chè, toàn tỉnh Lai Châu đã trồng mới được 385,7ha, đạt 110% so với kế hoạch. Năm 2014, sản lượng chè toàn tỉnh dự tính đạt 20.600 tấn, với năng suất ước đạt 85,3 tạ/ha (tăng 25,3 tạ/ha so với năm 2010)...

Diện tích cây chè hiện nay ở Lai Châu không chỉ tập trung ở một vài huyện như trước mà đã trải rộng trên các địa bàn: Thành phố Lai Châu, Tam Đường, Tân Uyên... Trong đó huyện Tân Uyên trở thành mũi nhọn phát triển chè với diện tích hiện có hơn 1.300ha, với gần 1.000ha chè kinh doanh và đang tiếp tục trồng mới thêm 50ha chè trong năm 2014.

Dự kiến trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh sẽ tập trung phát triển chè chất lượng cao với mục tiêu đến năm 2020 có 4.254ha chè; trong đó có 3.310ha chè kinh doanh cho năng suất trung bình 10 tấn/ha. Bà Vũ Thị Thiệu ở tiểu khu 5 thị trấn Tân Uyên (Tân Uyên) có hơn 6.000m2 chè, mỗi tháng, gia đình bà thu hơn 8 triệu đồng.

“Một gia đình mà có 1ha chè Kim Tuyên, chịu khó làm ăn đúng khoa học kỹ thuật thì chỉ sau 5 năm là đảm bảo thoát nghèo và có điều kiện vươn lên làm giàu đấy” - bà Thiệu khẳng định.


Có thể bạn quan tâm

Thức ăn chăn nuôi không bị nhiễm chất cấm Thức ăn chăn nuôi không bị nhiễm chất cấm

Do tình trạng một số hộ chăn nuôi heo ở khu vực miền Đông Nam bộ, đặc biệt là Đồng Nai, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã làm rộ lên tin đồn trong một số thức ăn chăn nuôi bị nhiễm chất cấm (beta-agonist). Phóng viên Báo Công Thương đã tìm hiểu vấn đề này và ghi nhận: Chỉ có những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tự bỏ chất cấm vào cám để trục lợi vừa bị các cơ quan chức năng phanh phui, không có chuyện cám bị nhiễm chất cấm.

20/08/2015
Khá lên nhờ nuôi dê Boer Khá lên nhờ nuôi dê Boer

Sau thời gian tìm hiểu, đầu năm 2013, ông Nguyễn Văn Nam ngụ ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư nuôi 25 con dê giống Boer (Hà Lan). Đến nay, mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao, ông Nam trở thành người thành công đầu tiên khi nuôi giống dê này ở địa phương.

20/08/2015
Việt Nam là thị trường xuất khẩu gia súc lớn thứ 2 của Australia Việt Nam là thị trường xuất khẩu gia súc lớn thứ 2 của Australia

Việt Nam là thị trường xuất khẩu gia súc lớn thứ hai của Australia với 309.505 con, tăng 136%. Trong khi đó, các thị trường khác đều giảm.

20/08/2015
Cần hạn chế nhập khẩu thịt gà Cần hạn chế nhập khẩu thịt gà

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, song song với việc triển khai vụ kiện bán phá giá thịt gà nhập khẩu từ Mỹ, việc cấp bách cần làm ngay là hiệp hội sẽ gửi đơn kiến nghị Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn tạm ngưng hoàn toàn việc nhập khẩu các sản phẩm từ gia cầm của Mỹ chứ không chỉ một số bang như hiện nay, do từ cuối năm 2014 đến nay, nước này xảy ra dịch cúm gia cầm.

20/08/2015
Rau an toàn chưa có chỗ đứng Rau an toàn chưa có chỗ đứng

Dù sản phẩm đã được công nhận VietGAP nhưng người tiêu dùng vẫn chưa thực sự yên tâm. Lý do là sự sạch - bẩn của rau chủ yếu phụ thuộc vào lương tâm của người sản xuất và bán hàng, chứ chưa được các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát…

20/08/2015