Lãi Cao Từ Chăn Nuôi Lợn VietGAHP

Năm 2013, trong khi hàng nghìn hộ chăn nuôi trên cả nước bị thua lỗ do giá lợn, gà giảm quá thấp, thì những hộ tham gia mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai vẫn có lãi nhờ tỷ lệ lợn chết và hiệu số tiêu tốn thức ăn thấp.
Ông Lê Minh Lịnh - Chủ nhiệm Dự án Chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGAHP cho biết, các mô hình nuôi lợn VietGAHP đã được triển khai tại 10 tỉnh (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bìn
Các hộ phải đáp ứng được các tiêu chí như: Nuôi 10 - 30 con/hộ, cam kết đầu tư vốn đối ứng cho mô hình, có sổ ghi chép đầy đủ ngày nhận lợn giống, quá trình sử dụng thức ăn, tiêm phòng văccin, tiêu độc khử trùng, trọng lượng lợn mỗi tháng… Con giống phải được mua từ những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ con giống và 30% thức ăn.
Trong quá trình nuôi, các hộ phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác vệ sinh dịch tễ. Khi xuất bán, phải tuân thủ thời gian ngừng sử dụng các loại thuốc, đồng thời cung cấp “hồ sơ lý lịch” của lợn cho người mua.
Đến nay, lứa nuôi trong mô hình đã kết thúc. Đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy, trọng lượng xuất chuồng bình quân của lợn sau 3 tháng nuôi đạt 80 - 90kg/con, tiêu tốn thức ăn dưới 2,8kg/1kg tăng trọng. Trong khi đó, nông dân nuôi theo hình thức thông thường chỉ đạt tốc độ tăng trọng 450 – 500 gam/con/ngày, hệ số tiêu tốn thức ăn trên 3kg/1kg tăng trọng.
Khả năng tăng trọng của đàn lợn dự án cao hơn từ 5 - 10% so với lợn nuôi ngoài mô hình đã góp phần giúp nông dân rút ngắn thời gian nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn dự án đạt tới 99,44% (cao hơn 4,44% so với yêu cầu đề ra là 95%), trong khi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn ngoài mô hình trung bình khoảng 90 - 92%.
Trong quý II/2013, giá lợn hơi siêu nạc xuất chuồng trên thị trường chỉ còn 37.000 – 38.000 đồng/kg, trong khi giá thành chăn nuôi của đại bộ phận nông dân ở nước ta là 41.000 – 43.000 đồng/kg nên hầu hết người chăn nuôi lỗ nặng. Riêng các hộ tham gia dự án chăn nuôi lợn VietGAHP vẫn lãi vì giá thành sản xuất chỉ ở mức 33.000 – 35.000 đồng/kg.
Ông Trần Văn Tuấn, một hộ tham gia dự án ở xã Quang Trung (huyện Kiến Xương, Thái Bình) chia sẻ: “Nhà tôi nuôi 10 con lợn theo mô hình, tổng chi phí hết 23.698.000 đồng, xuất bán được 845kg lợn hơi với giá 38.000 đồng/kg, được 32.110.000 đồng, như vậy là lãi 8,4 triệu đồng”.
Ông Vũ Trọng Nghĩa - Trưởng phòng NNPTNT huyện Kiến Xương cho biết, tại Thái Bình, dự án được thực hiện ở 10 hộ, mỗi hộ nuôi bình quân 14 con lợn, nhưng lợi nhuận đạt 10 triệu đồng/hộ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, 1 tàu cá cùng 13 ngư dân tỉnh này bị hỏng máy trên biển đã khắc phục xong sự cố và đang được tàu hải quân hỗ trợ di chuyển vào đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.

Ngày 15/9, tại xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An), Trạm thú y huyện Đô Lương đã phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức tiêu hủy 736 con gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.

Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.

Nghề khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam từ năm 1994, tuy hình thành muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hiện số lượng tàu khai thác cá ngừ trên cả nước có khoảng 3.600 chiếc. Tổng số lao động tham gia khai thác cá ngừ khoảng 35.000 người. Sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 99 nước trên thế giới, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.