Lãi Cao Từ Chăn Nuôi Lợn VietGAHP

Năm 2013, trong khi hàng nghìn hộ chăn nuôi trên cả nước bị thua lỗ do giá lợn, gà giảm quá thấp, thì những hộ tham gia mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai vẫn có lãi nhờ tỷ lệ lợn chết và hiệu số tiêu tốn thức ăn thấp.
Ông Lê Minh Lịnh - Chủ nhiệm Dự án Chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGAHP cho biết, các mô hình nuôi lợn VietGAHP đã được triển khai tại 10 tỉnh (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bìn
Các hộ phải đáp ứng được các tiêu chí như: Nuôi 10 - 30 con/hộ, cam kết đầu tư vốn đối ứng cho mô hình, có sổ ghi chép đầy đủ ngày nhận lợn giống, quá trình sử dụng thức ăn, tiêm phòng văccin, tiêu độc khử trùng, trọng lượng lợn mỗi tháng… Con giống phải được mua từ những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ con giống và 30% thức ăn.
Trong quá trình nuôi, các hộ phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác vệ sinh dịch tễ. Khi xuất bán, phải tuân thủ thời gian ngừng sử dụng các loại thuốc, đồng thời cung cấp “hồ sơ lý lịch” của lợn cho người mua.
Đến nay, lứa nuôi trong mô hình đã kết thúc. Đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy, trọng lượng xuất chuồng bình quân của lợn sau 3 tháng nuôi đạt 80 - 90kg/con, tiêu tốn thức ăn dưới 2,8kg/1kg tăng trọng. Trong khi đó, nông dân nuôi theo hình thức thông thường chỉ đạt tốc độ tăng trọng 450 – 500 gam/con/ngày, hệ số tiêu tốn thức ăn trên 3kg/1kg tăng trọng.
Khả năng tăng trọng của đàn lợn dự án cao hơn từ 5 - 10% so với lợn nuôi ngoài mô hình đã góp phần giúp nông dân rút ngắn thời gian nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn dự án đạt tới 99,44% (cao hơn 4,44% so với yêu cầu đề ra là 95%), trong khi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn ngoài mô hình trung bình khoảng 90 - 92%.
Trong quý II/2013, giá lợn hơi siêu nạc xuất chuồng trên thị trường chỉ còn 37.000 – 38.000 đồng/kg, trong khi giá thành chăn nuôi của đại bộ phận nông dân ở nước ta là 41.000 – 43.000 đồng/kg nên hầu hết người chăn nuôi lỗ nặng. Riêng các hộ tham gia dự án chăn nuôi lợn VietGAHP vẫn lãi vì giá thành sản xuất chỉ ở mức 33.000 – 35.000 đồng/kg.
Ông Trần Văn Tuấn, một hộ tham gia dự án ở xã Quang Trung (huyện Kiến Xương, Thái Bình) chia sẻ: “Nhà tôi nuôi 10 con lợn theo mô hình, tổng chi phí hết 23.698.000 đồng, xuất bán được 845kg lợn hơi với giá 38.000 đồng/kg, được 32.110.000 đồng, như vậy là lãi 8,4 triệu đồng”.
Ông Vũ Trọng Nghĩa - Trưởng phòng NNPTNT huyện Kiến Xương cho biết, tại Thái Bình, dự án được thực hiện ở 10 hộ, mỗi hộ nuôi bình quân 14 con lợn, nhưng lợi nhuận đạt 10 triệu đồng/hộ.
Có thể bạn quan tâm

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.

Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi

Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, từ giữa tháng 3/2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500 - 21.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước.

Không chịu sức ép từ gà thải loại nhập lậu, trong khi khu cầu thực dịp tết tăng mạnh nên gà chăn nuôi trong nước được giá. Người tiêu cũng tin tưởng hơn vì gà chất lượng bảo đảm dịp Tết còn người chăn nuôi phấn khởi vì có thêm thu nhập.