Lạc Dương Hỗ Trợ Giống Vật Nuôi, Cây Trồng Cho Nông Dân

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương đang triển khai hỗ trợ 30 - 60% nguồn vốn đầu tư chuyển đổi vật nuôi, cây trồng cho nông dân xã Đạ Nhim, xã Lát, xã Đạ Chais và thị trấn Lạc Dương.
Theo đó, trên diện tích chuyển đổi trồng mới 2,7ha giống cây cam đường ghép ở xã Đạ Chais và xã Đạ Nhim (trung bình 0,5ha/hộ), số tiền cây giống trên 1ha được Nhà nước hỗ trợ 14,7 triệu đồng (tỷ lệ 60%); hộ nông dân đối ứng 9,8 triệu đồng (tỷ lệ 40%).
Ở xã Lát và thị trấn Lạc Dương được vốn Nhà nước hỗ trợ 30%, hộ nông dân đối ứng vốn 70% để chuyển đổi các giống vật nuôi mới gồm: 10 con bò cái sinh sản cho 10 hộ (đơn giá 26 triệu đồng/con); 9 con trâu cái cho 9 hộ (đơn giá 28 triệu đồng/con); 23 con heo nái hậu bị cho 23 hộ (đơn giá 7 triệu đồng/con).
Đây là nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ ưu tiên trước hết cho những hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, sau đó xét đến những hộ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi, cam kết thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật mới.
Tất cả những hộ thụ hưởng vốn Nhà nước hỗ trợ chuyển đổi vật nuôi, cây trồng đều được tổ chức bình chọn công khai từ thôn đến xã (thị trấn) rồi chuyển lên cấp huyện phê duyệt thông qua.
Có thể bạn quan tâm

Khi viết bài này, tôi chợt nhớ tới tên một truyện ngắn nổi tiếng của cố nhà văn Nhật Tuấn (vừa qua đời), tên truyện ngắn ấy là :“Con chim biết chọn hạt”.

Đời sống khó khăn, ngư lưới cụ phục vụ đi biển thiếu thốn, 84 hộ dân ở thôn Đông Thuận, xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi) thuộc diện di dời phục vụ Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (NMLD DQ) được Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) cho vay vốn giải quyết việc làm.

Dù ngành nông nghiệp đã và đang ráo riết vào cuộc, nhưng việc dùng chất cấm trong chăn nuôi vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Mặc dù nhiều địa phương đã “cán đích” xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Song để giữ vững các tiêu chí đã đạt được, tạo “cú huých” để đưa xã nhà phát triển hơn nữa là vấn đề không hề đơn giản, vì nó chịu sự tác động từ rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan.

Không những giữ vững cây chè bản địa mà những năm trở lại đây, huyện Minh Long đã có những chủ trương, chính sách phát triển diện tích chè; đồng thời có hướng đăng ký thương hiệu để cây chè Minh Long trở thành đặc sản của tỉnh nhà.