Lạc (Đậu Phộng) Tăng Giá, Lãi 50 Triệu Đồng/ha

Chi phí đầu tư từ 1,5 – 2 triệu đ/công. Năng suất đạt từ 18 – 20 giạ/công, với giá bán từ 200.000 – 220.000 đ/giạ, trừ chi phí lãi 50 triệu đ/ha.
Hiện nay, nông dân trồng đậu phộng (lạc) vụ HT ở hai huyện Tịnh Biên – Tri Tôn (An Giang) rất phấn khởi, bởi năng suất và giá bán tăng, trừ chi phí còn lãi 50 triệu đồng/ha.
Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã An Cư, huyện Tịnh Biên, nơi trồng nhiều đậu phộng nhất cho biết: Toàn xã có gần 170ha đậu phộng. Chi phí đầu tư từ 1,5 – 2 triệu đ/công. Năng suất đạt từ 18 – 20 giạ/công, với giá bán từ 200.000 – 220.000 đ/giạ, trừ chi phí lãi 50 triệu đ/ha.
Ông Chau Chiêng ở ấp Chơn Cô, xã An Cư, huyện Tịnh Biên cho biết: “Vụ này gia đình trồng 8 công đậu phộng, năng suất đạt 20 giạ/công, bán với giá 220.000 đ/giạ, tính ra, vụ này gia đình thu lãi hơn 30 triệu đ”.
Theo Sở NN-PTNT An Giang: Trong vụ HT năm nay, toàn tỉnh xuống giống trồng gần 500 ha đậu phộng, chủ yếu ở các huyện miền núi rất thích hợp cho loại cây này. Đậu phộng là loại cây dễ trồng và nhẹ công chăm sóc mà lợi nhuận cao.
Trong thời gian tới ngành nông nghiệp đầu tư máy thu hoạch lạc do Viện Cơ Điện sản xuất có ưu điểm thu họach 2 ha/ngày, rút ngắn thời gian gấp 60 lần so với thu họach thủ công, giảm trên 10% chi phí thu họach.
Có thể bạn quan tâm

Các doanh nghiệp tại Đà Lạt đang bế tắc trong việc nhập giống hoa.

1 năm qua, nếu nuôi heo thường cũng được 3 lứa, tính trung bình mỗi lứa 5 con, thì lợi nhuận ít nhất cũng trên 10 triệu đồng. Trong khi đó nuôi heo ky của dự án đã tốn tiền nuôi mà chẳng thấy lợi nhuận đâu...

Anh Trần Văn Thiên ở đảo Hòn Hoi, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn có 10.000 lồng tu hài nuôi từ tháng 7.2011 với chi phí gần 600 triệu đồng, chỉ còn khoảng 5 tháng nữa là được thu hoạch. Tuy nhiên, không rõ vì sao hàng nghìn lồng nuôi tu hài lại bị chết, thiệt hại của gia đình anh ước khoảng 1,2 tỷ đồng.

Ông Mai Văn Chánh (ảnh), Chủ nhiệm HTX lúa tôm Hòa Lời, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng vui vẻ chia sẻ về kết quả bước đầu của việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong ruộng lúa: Tôi vô cùng bất ngờ khi thấy tôm chân trắng có thể sống trong ruộng lúa nước ngọt hoàn toàn.

Theo báo cáo sơ bộ của Sở NN-PTNT Nghệ An thì đến thời điểm này toàn tỉnh có xấp xỉ 40.000 ha lúa bị chết rét, chiếm trên 40% tổng diện tích lúa gieo cấy cả vụ. Trong số này có từ 15.000-16.000 ha lúa gieo thẳng và 24.000-25.000 ha lúa cấy.