Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lạ lẫm trái bo bo lớn nhanh như thổi

Lạ lẫm trái bo bo lớn nhanh như thổi
Ngày đăng: 23/10/2015

Nếu như không tận mắt nhìn thấy và nghe giới thiệu, thì ngay cả nhiều người dân ở quê hương của chính loại trái này, như huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây (Quảng Ngãi)...cũng không thể hình dung ra và biết được hình dáng và công dụng của trái bo bo thế nào.

Dù theo gia đình đến định cư tại xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây từ khi tóc còn để chỏm, thế nhưng khi nghe hỏi về trái bo bo, anh Nguyễn Văn Trường (39 tuổi) chỉ lắc đầu: "Chịu".

Qua quan sát thì cây bo bo thuộc họ dây leo và lá khá giống lá bí đao, với gốc có kích cỡ gần bằng ngón chân cái người lớn, nhưng càng về phía ngọn thì nhỏ dần.

Trái bo bo hình tròn và to như trái dưa hấu, nhưng vỏ thì màu xanh khi còn nhỏ, về già ngả sang màu trắng đục và được bao phủ bởi một lớp phấn.

Phần ruột bên trong và vỏ bên ngoài của bo bo so với bí đao.

Theo lời người đồng bào thiểu số ở huyện Sơn Tây thì cách đây hàng chục năm về trước, bo bo được trồng khá nhiều trên nương, rẫy; thời gian trồng từ khoảng tháng 5-6.

Cũng như nhiều loại cây khác, bo bo được người dân để phát triển tự nhiên, leo bò trên thân cây to, bụi rậm.

Vòng đời của cây bo bo khoảng 3 tháng, với số lượng trái bình quân từ 10-15 trái/dây và nặng từ 3-10 kg/trái.

Bo bo được thả leo tự nhiên trên cây và kết trái treo lủng lẳng.

Công dụng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt.

Tuy nhiên hương vị của canh bo bo rất khác, với mùi thơm nhẹ như dưa hấu và ngọt thanh. Ngoài ra theo một số người thì phần thịt của bo bo nếu thái thành lát nhỏ để bỏ vảo dầm với mắm cái (mắm đục) ăn rất ngon và giòn mà không bao giờ bị nhũn, mềm rữa như đu đủ, dứa....

Ông Đinh Kia (42 tuổi), ở xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây cho biết: Trái bo bo lớn rất nhanh, với thời gian từ khi mới ra to bằng trái cau đến khi đạt trọng lượng 3 kg trở lên chỉ khoảng 3-4 tuần.

Dù được xem là một sản vật thế nhưng theo lời của nhiều già làng ở huyện Sơn Hà, Sơn Tây thì do ít người biết nên đại đa số bo bo thu hoạch được, người đồng bào thường để sử dụng cho gia đình và làm quà biếu người thân, bà con trong vùng chứ ít khi bán.

Và nếu bán thì giá khá rẻ, chỉ từ 15-30.000 đồng/quả.

Nhiều năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau mà bo bo rất ít được người dân trồng nên đã trở thành của hiếm.


Có thể bạn quan tâm

Lập chi hội tổ hội ngành nghề rất hiệu quả Lập chi hội tổ hội ngành nghề rất hiệu quả

Đô thị hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Xu hướng này đã tác động không nhỏ tới việc xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội Nông dân (ND).

01/11/2015
Hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản Hình thành nhiều vùng cây ăn quả đặc sản

Với lợi thế có vùng đất bãi trù phú ven sông Đáy, những năm qua, huyện Hoài Đức đã tập trung phát triển một số loại cây ăn quả đặc sản đem lại lợi ích kinh tế cao, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

01/11/2015
Ngư dân Bình Định nhận công nghệ ngư cụ hiện đại của Nhật Bản Ngư dân Bình Định nhận công nghệ ngư cụ hiện đại của Nhật Bản

Công nghệ và ngư cụ hiện đại đến từ đất nước Nhật Bản đã chính thức được chuyển giao cho 25 tàu cá tại Bình Định nhằm giúp ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương hiệu quả, đảm bảo chất lượng và nâng cao thu nhập từ nghề đánh bắt.

01/11/2015
Khấm khá nhờ lai tạo giống dê cao sản Khấm khá nhờ lai tạo giống dê cao sản

Anh Phan Văn Tốt, phường Phước Mỹ, TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) vừa cho nhân giống thành công dê bách thảo với dê Boer tạo ra một giống dê lai mới có trọng lượng vượt trội, màu lông đẹp, thị trường ưa chuộng.

01/11/2015
Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá lồng trên hồ Bảo Linh Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá lồng trên hồ Bảo Linh

Ngày 29-10, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình "Nuôi cá lồng trên hồ chứa nước Bảo Linh".

02/11/2015