Lạ lẫm trái bo bo lớn nhanh như thổi

Nếu như không tận mắt nhìn thấy và nghe giới thiệu, thì ngay cả nhiều người dân ở quê hương của chính loại trái này, như huyện miền núi Sơn Hà, Sơn Tây (Quảng Ngãi)...cũng không thể hình dung ra và biết được hình dáng và công dụng của trái bo bo thế nào.
Dù theo gia đình đến định cư tại xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây từ khi tóc còn để chỏm, thế nhưng khi nghe hỏi về trái bo bo, anh Nguyễn Văn Trường (39 tuổi) chỉ lắc đầu: "Chịu".
Qua quan sát thì cây bo bo thuộc họ dây leo và lá khá giống lá bí đao, với gốc có kích cỡ gần bằng ngón chân cái người lớn, nhưng càng về phía ngọn thì nhỏ dần.
Trái bo bo hình tròn và to như trái dưa hấu, nhưng vỏ thì màu xanh khi còn nhỏ, về già ngả sang màu trắng đục và được bao phủ bởi một lớp phấn.
Phần ruột bên trong và vỏ bên ngoài của bo bo so với bí đao.
Theo lời người đồng bào thiểu số ở huyện Sơn Tây thì cách đây hàng chục năm về trước, bo bo được trồng khá nhiều trên nương, rẫy; thời gian trồng từ khoảng tháng 5-6.
Cũng như nhiều loại cây khác, bo bo được người dân để phát triển tự nhiên, leo bò trên thân cây to, bụi rậm.
Vòng đời của cây bo bo khoảng 3 tháng, với số lượng trái bình quân từ 10-15 trái/dây và nặng từ 3-10 kg/trái.
Bo bo được thả leo tự nhiên trên cây và kết trái treo lủng lẳng.
Công dụng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt.
Tuy nhiên hương vị của canh bo bo rất khác, với mùi thơm nhẹ như dưa hấu và ngọt thanh. Ngoài ra theo một số người thì phần thịt của bo bo nếu thái thành lát nhỏ để bỏ vảo dầm với mắm cái (mắm đục) ăn rất ngon và giòn mà không bao giờ bị nhũn, mềm rữa như đu đủ, dứa....
Ông Đinh Kia (42 tuổi), ở xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây cho biết: Trái bo bo lớn rất nhanh, với thời gian từ khi mới ra to bằng trái cau đến khi đạt trọng lượng 3 kg trở lên chỉ khoảng 3-4 tuần.
Dù được xem là một sản vật thế nhưng theo lời của nhiều già làng ở huyện Sơn Hà, Sơn Tây thì do ít người biết nên đại đa số bo bo thu hoạch được, người đồng bào thường để sử dụng cho gia đình và làm quà biếu người thân, bà con trong vùng chứ ít khi bán.
Và nếu bán thì giá khá rẻ, chỉ từ 15-30.000 đồng/quả.
Nhiều năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau mà bo bo rất ít được người dân trồng nên đã trở thành của hiếm.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH) Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông xây dựng mô hình trình diễn và giới thiệu giống mướp đắng lai F1 CN0244.

Vườn Cò là một ấp nghèo của xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Sản xuất chủ yếu của người nông dân ở đây là 1 vụ lúa và 1 vụ tôm, đời sống còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong ấp có một số hộ nông dân làm kinh tế rất thành công (nuôi cá kèo) trong đó có hộ ông Trần Văn Thọ.

Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.

Với đầu ra ổn định, trung bình mỗi sào thu về từ 8 – 10 triệu đồng/năm, cây mía tím đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở một số huyện miền tây Thanh Hóa như huyện Bá Thước, Quan Hóa...

Cá tra nguyên liệu loại trên 1 kg/con hiện chỉ khoảng 19.500 – 19.700 đồng/kg, mức giá mà các doanh nghiệp chế biến thu mua rất hạn chế. Cùng lúc này, loại cá dưới 800 g/con, giá thu mua khoảng 22.000 – 22.200 đồng/kg (áp dụng cho phương thức mua cá trả tiền chậm), còn nếu trả tiền mặt, chỉ ở mức 20.000 đồng/kg.