Kỹ thuật xử lý vải thiều sớm

Thời tiết quyết định nhiều đến tỷ lệ đậu quả của cây vải.
Yếu tố quyết định nhiều nhất là thời tiết, đặc biệt cây vải thiều sớm thường nở hoa vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch nên hay gặp mưa phùn kéo dài dẫn đến vải không thể thụ phấn, làm giảm năng suất.
Vì vậy, các nhà vườn cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để tăng khả năng đậu quả như sau:
Đối với cây vải sớm, điều tiết cho cây nở hoa chậm lại từ 5 đến 10 ngày so với cây nở tự nhiên, tránh gặp mưa phùn giữa tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch, thông qua việc sử dụng phương pháp khoanh vỏ, hãm dinh dưỡng làm chậm quá trình phân hóa mầm hoa từ một đến ba lần (tùy vào khả năng sinh trưởng của cây).
Đối với cây vải phát triển bình thường, sau khi vải lộc đông ổn định vào tháng 11, các nhà vườn bắt đầu khoanh vỏ lần 1, sau đó từ cuối tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau tiếp tục khoanh vỏ lần 2 để kích thích mầm hoa.
Nếu năm nào mưa nhiều, lá xanh đậm cây có biểu hiện thừa dinh dưỡng, nhất là những cây vải trồng trên vùng đất thấp, đất bằng khó thoát nước, các nhà vườn phải xử lý lần 3 vào cuối tháng 1 để cây ra hoa tập trung vào đầu tháng 2.
Về phương pháp xử lý: Dùng dao sắc khoanh quanh vỏ cây chạm tới thân gỗ tạo thành vòng tròn hở để hạn chế dinh dưỡng lên lá và kích thích mầm hoa (cây vải sẽ ra hoa vào tháng 2 dương lịch và hoa nở chậm hơn từ 5 đến 10 ngày tránh được mưa phùn).
Lưu ý, sau khi khoanh vỏ lần cuối cần bón phân cân đối và đầy đủ để cây vải phát triển tốt, lượng phân bón bao gồm: 20% đạm + 30% kali (tính cho cây/vụ).
Cùng đó, phun thuốc phòng trừ sâu cắn dèo hoa bằng Bestox, Regant và bệnh sương mai bằng Dacolin, Rido mil, Zineb (liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì).
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, hiện cả DN lẫn nông dân đều lo lắng là dịch bệnh trên thủy sản (chủ yếu trên tôm nước lợ) như đốm trắng, gan thận… gây thiệt hại và ảnh hưởng tới mục tiêu XK. Do đó, việc Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh thủy sản đi vào hoạt động là một bước để hướng tới kiểm soát hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản an toàn, gia tăng giá trị XK.

Năm 2010 xã Na Sang, huyện Mường Chà có 68% hộ nghèo. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng dứa, đậu tương, cao su… Đến nay, Na Sang đã có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 40%.

Hơn 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Mường Ảng xuất hiện nhiều trận mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân. Trong đó, mưa lũ đã làm 125m kênh thủy lợi tại các xã: Ẳng Cang, Ẳng Tở, Mường Lạn, Ngối Cáy bị hư hỏng; 1km kênh mương bị vùi lấp; hơn 650m3 đất, đá sạt xuống các tuyến giao thông trên địa bàn.

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.