Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bón Phân

Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.
Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.
Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.
Loại phân, liều lượng và thời gian bón cho lúa (tính cho 1000 m2)
Loại đất | Thời kỳ bón | |||
Ra rễ (7-10 NSG) | Đẻ nhánh (22-25 NSG) | Đón đòng (42-45 NSG) | Bón nuôi hạt (55-60 NSG) | |
Vụ Hè thu | ||||
Đất phù sa | 15 kg NPK 20-20-15 | 4-5 kg DAP 7-8 kg Urê | 5-6 kg Urê 3 kg KCL | Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
Đất phèn nhẹ và trung bình | 15 kg NPK 20-20-15 | 6-7 kg DAP 6-7 kg Urê | 4-5 kg Urê 3 kg KCL | Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
Vụ Đông xuân | ||||
Đất phù sa | 10 kg NPK 20-20-15 và 4-5 kg Urê | 4-5 kg DAP 7-8 kg Urê | 7-8 kg Urê 3 kg KCL | Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
Đất phèn nhẹ và trung bình | 15 kg NPK 20-20-15 | 5-6 kg DAP 6-7 kg Urê | 5-6 kg Urê 3 kg KCL | Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
NSG = Ngày sau gieo
Có thể bạn quan tâm

Thêm bộ giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành chọn tạo, khảo nghiệm giống lúa QNg6 kết quả rất tốt

Những năm gần đây ở miền Bắc, tập đoàn rầy đã gây hại không chỉ trong vụ xuân mà còn trong cả vụ mùa (gây cháy rầy; lây lan dịch bệnh lùn sọc đen).

Kỹ thuật làm mạ khay không khó, chỉ lưu ý trước khi rắc, mạ khay phải được gạt phẳng mặt, tới lúc ném sẽ không bị giắt và đều mạ.

Thời tiết rét buốt, gây hại cho mạ xuân. Dưới đây là cách chống rét cho mạ, bà con có thể áp dụng:

Mô hình được thực hiện tại buôn M'oa với quy mô 23 ha, 114 hộ tham gia. Để thực hiện mô hình, ThaiBinh Seed hỗ trợ 3 tấn giống lúa thuần TBR 36