Kỹ Thuật Trồng Lúa - Bón Phân

Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.
Ở giai đoạn để nhánh (22-25 NSS) và làm đòng (42-45 NSS), sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.
Loại phân sử dụng và lượng phân bón từng loại cho từng giai đoạn sinh trưởng của lúa được khuyến cáo như trong bảng ở phần cuối của Quy trình.
Loại phân, liều lượng và thời gian bón cho lúa (tính cho 1000 m2)
Loại đất | Thời kỳ bón | |||
Ra rễ (7-10 NSG) | Đẻ nhánh (22-25 NSG) | Đón đòng (42-45 NSG) | Bón nuôi hạt (55-60 NSG) | |
Vụ Hè thu | ||||
Đất phù sa | 15 kg NPK 20-20-15 | 4-5 kg DAP 7-8 kg Urê | 5-6 kg Urê 3 kg KCL | Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
Đất phèn nhẹ và trung bình | 15 kg NPK 20-20-15 | 6-7 kg DAP 6-7 kg Urê | 4-5 kg Urê 3 kg KCL | Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
Vụ Đông xuân | ||||
Đất phù sa | 10 kg NPK 20-20-15 và 4-5 kg Urê | 4-5 kg DAP 7-8 kg Urê | 7-8 kg Urê 3 kg KCL | Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
Đất phèn nhẹ và trung bình | 15 kg NPK 20-20-15 | 5-6 kg DAP 6-7 kg Urê | 5-6 kg Urê 3 kg KCL | Phun KNO3 trước và sau trỗ 7 ngày, 150 g/bình 8 lít, 4 bình |
NSG = Ngày sau gieo
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân năm 2020 nắng mưa thất thường, từ đầu tháng 3, trời nồm ẩm kèm sương mù, mưa phùn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh sâu bệnh

Giống lúa thuần TBR117 là giống cảm ôn, ngắn ngày, gieo cấy được cả 2 vụ trong năm

DT 45 là giống lúa thuần được TS. Phạm Ngọc Lương và nhóm tác giả của Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam chọn tạo và công nhận tạm thời từ năm 2010

Thời vụ đang đến gần, tại Hà Nội cơ bản các huyện, thị đã có kế hoạch sản xuất lúa vụ mùa nói chung và sản xuất lúa Nhật Japonica nói riêng.

Cái nắng gay gắt giữa tháng 5 không ngăn được sự phấn khởi của người nông dân khi cầm trên tay những bông lúa vàng ươm, nặng trĩu của giống lúa Nhật J01.