Kỹ Thuật Trồng Giống Ngô Lai LVN-10

LVN-10 là giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô tạo ra, là giống ngô cho năng suất cao nhất hiện nay ở nước ta, màu và dạng hạt đẹp, độ đồng đều cao, chịu hạn, chịu chua phèn, chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh. LVN-10 thích ứng với mọi vùng sinh thái trong cả nước, nếu gieo trồng vào thời vụ thích hợp và có điều kiện thâm canh cao thì hiệu quả càng lớn.
- Đặc điểm giống: LVN-10 có thời gian sinh trưởng trung bình muộn tương đương VM-1.Ở miền Bắc:+ Vụ Xuân 120 - 135 ngày.+ Vụ Thu: 95 - 100 ngày.+ vụ Đông: 110 - 125 ngày.+ Màu dạng hạt: Bán đá vàng da cam.+ Cao cây: 200 ± 20 cm.+ Cao đóng bắp: 100 ± 10 cm.+ Độ dài bắp: 20 cm ± 4 cm.+ Số hàng hạt/bắp: 10 - 14 hàng.+ Tỷ lệ hạt/bắp: 82 - 84%.+ Trọng lượng 1.000 hạt: 330 (gr)+ Hạt chắc/bông: 150 - 200 hạt+ Tỷ lệ cây 2 bắp: 50 -80% (nếu trồng xen tỷ lệ cao hơn).+ Độ bọc kín, chắc, mỏng.+ Tiềm năng năng suất: 8 - 12 tấn/ha.- Kỹ thuật gieo trồng: Chọn đất có điều kiện thâm canh để có năng suất cao.+ Thời vụ gieo: LVN-10 trồng được nhiều thời vụ nhưng có hiệu quả tốt nhất đối với từng vùng như sau:* Tây Bắc: Vụ Xuân Hè (20/3 - 20/4).* Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ: Vụ Thu Đông (trước 15/9)Vụ Thu (15/7 - 10/8).Vụ Xuân: 15/1 - 10/2.* Các tỉnh miền Trung và miền Nam:Vụ Đông Xuân: Gieo cuối tháng 11, đầu tháng 12.Vụ Hè Thu: Gieo trong tháng 4, chậm nhất vào đầu tháng 5.Vụ Thu Đông: Gieo đầu tháng 8 (1 - 10/8)Đây là nét chung nhất về thời vụ, còn thời vụ tối ưu cho từng vùng cụ thể do cơ quan khuyến nông tỉnh, huyện khuyến cáo.+ Mật độ: 4,1 - 4,7 vạn cây/ha.* Khoảng cách: 70 x 30 - 35 cm/cây.Nếu trồng xen với cây họ đậu: 1 - 1,5 cây/m2.* Nên gieo 1 hạt/hốc xen kẽ 2 hạt/hốc (sau tỉa chỉ để lại 1 cây/hốc).* Lượng giống cho 1 ha 12 - 15 kg.+ Phân bón: Phân bón cho 1 ha:Phân chuồng: 10 - 15 tấn (370 - 550 g/sào Bắc Bộ).Đạm Urê: 300 - 400 kg (12 - 15 kg/sào Bắc Bộ). Supe lân: 500 - 600 kg (15 - 18,5 kg/sào Bắc Bộ).Clorua Kali: 120 - 150 kg (4,5 - 5,5 kg/sào Bắc Bộ).* Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân.* Bón thúc: Đợt 1 lúc 3 - 4 lá bón 1/3 Urê + ½ Kali.Đợt 2 lúc 9 - 10 lá bón 1/3 Urê + ½ Kali.Đợt 3 trước lúc trổ cờ 5 - 7 ngày bón nốt số phân còn lại.+ Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh:* Tỉa định cây, bảo đảm mật độ.* Tưới nước khi cần, đặc biệt trước và sau khi trổ cờ 10 - 15 ngày.* Phòng trừ sâu bệnh: Rắc 6- 7 hạt Furadan 3H hoặc Basudin 10H vào nõn để trừ sâu đục thân. Phun Furadan 2 gam/lít khi có rệp cờ.+ Thu hoạch: Có thể thu hoạch khi lá bi chuyển màu nâu, dưới chân hạt đã xuất hiện điểm sẹo đen.* Chú ý: Không dùng hạt thu hoạch ở ruộng ngô lai để làm giống cho vụ sau.Có thể bạn quan tâm

Trong vụ hè thu và vụ ngô đông vừa qua, theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật ở 26 tỉnh trồng ngô, đã phát hiện bệnh lùn sọc đen hại ngô tại 16 tỉnh, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc như: Nghệ An, Lai Châu, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn...

Để giúp bà con nông dân tranh thủ được thời gian gieo trồng kịp thời vụ, nhất là sau đợt mưa to, lúa ngập nặng của nhiều tỉnh trong những ngày giữa tháng 9 vừa qua, chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm làm đất tối thiểu-một TBKT đã được Bộ NN-PTNT công nhận và đưa vào áp dụng sản xuất vụ đông trong những năm qua.

Ngô bị hại lúc còn non có thể không ra bắp được. Rệp phá hại làm giảm năng suất và phẩm chất ngô rõ rệt. Ngoài gây hại trực tiếp rệp ngô còn được coi là một loài môi giới truyền bệnh virus gây bệnh khảm lá và bệnh đốm lá trên ngô.

Ngô rau là cây ngô (bắp) được trồng với mật độ dày và thu hoạch lúc trái còn non, được dùng như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày.

Ngô là một trong những cây lương thực quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai với diện tích trên 31 ngàn ha, chiếm 14% tổng diện tích trồng cây hàng năm, sản lượng đạt trên 100 ngàn tấn, năng suất bình quân 33 tạ/ha(năm 2010)