Kỹ Thuật Trồng Giống Bắp Lai BIOSEED 9696.

Đặc tính :
- Ngắn ngày - Năng suất cao. - Hạt màu cam, Bắp đá.- Chống chịu sâu bệnh tốt. - Thân to, cứng chắc, rễ nhiều, ăn sâu.- Mỗi bắp có 14-18 hàng. Thời vụ: Cây bắp có thể trồng được quanh năm, trong mùa khô lẫn mùa mưa. Tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề sau : - Phải có đủ nước tưới trong mùa khô - Không bị ngập úng trong mùa mưa. Sửa soạn đất : - Trên đất lúa mùa nổi không cần làm đất. - Trên đất rẫy hoặc ruộng cần cày bừa hoặc xới sâu từ 15-25cm. - Trong vụ Hè Thu và Thu Đông cần đào mương xẻ rãnh để thoát nước. Mật độ gieo và lượng giống cho 1 ha: Lượng giống cần cho 1 ha: 15kg. - Trồng theo khoảng cách 75x25cm. Mỗi lỗ gieo 1 hạt. Để phòng ngừa côn trùng cắn phá cây bắp lúc còn non, có thể xử lý đất bằng các loại thuốc hột như Basudin 10H, Furadan 3H,… với liều lượng 1- 1,5 kg/ 1.000 ( hoặc trộn thuốc với tro để lấp hạt lúc gieo). Bón phân: Lượng phân cho 1 ha: - Urê : 300 kg - DAP : 100 – 150 kg ( hoặc 300 kg supe lân) - Kcl : 50 – 100 kg. Cách bón: - Bón lót toàn bộ phân DAP (hoặc Supe lân ) + ½ phân KCl lúc gieo hạt (trộn đều vào trong đất, cách hàng bắp từ 5 – 7cm). - Bón thúc lần 1 : ½ lượng phân Urê lúc 15 – 20 ngày sau khi gieo (lúc bắp cao đến đầu gối). - Bón thúc lần 2 : ½ lượng phân Urê còn lại + ½ KCL lúc bắp sắp trổ cờ ( 40 ngày sau khi gieo). Tưới nước : Tưới nước tuỳ theo yêu cầu của cây bắp. Không để bắp bị khô hạn hay ngập úng. Khi bắp đã lớn thì có thể áp dụng phương pháp tưới thấm hoặc tưới tràn. Chú ý : Giai đoạn 20 ngày trước khi bắp phun râu và 20 ngày sau khi bắp phun râu, không để ruộng bắp bị thiếu nước. Làm cỏ: Giữ ruộng bắp sạch cỏ để hạn chế sự cạnh tranh của cỏ dại. Làm cỏ lần đầu 15 –20 ngày sau khi gieo và lần hai 35-40 ngày sau khi gieo. Phòng trừ sâu bệnh: - Phòng trừ rầy mềm bằng cách xịt các loại thuốc thông thường như Methyl Parathion 50 ND, Azodrin 50DD, Padan 95 SP…. - Phòng trừ sâu đục thân, đục trái bằng cách bỏ các loại thuốc hột như Furadan 3H, Basudin 10H lên ngọn cây bắp. Bỏ 2 lần vào lúc 20 – 25 ngày sau khi gieo và 40-50 ngày sau khi gieo. Mỗi lần bỏ từ 3-5 hạt trên cây. - Đối với bệnh đốm vằn chỉ nên phun thuốc khi bệnh có chiều hướng lây lan. Dùng 1 trong 2 loại thuốc Validacin 3DD hoặc Anvil 5S. - Đối với bệnh rỉ lá : dùng thuốc Zineb 75 BHN phun khi phát hiện có bệnh.Có thể bạn quan tâm

Giới thiệu chung về cây ngô lai: Sau những năm 90, cây ngô lai được trồng phổ biến ở nước ta với diện tích ngày một tăng, hiện nay chiếm khoảng 60-65% diện tích trồng ngô. Các giống ngô lai có dạng cây đồng đều, khả năng cho năng suất cao, song đòi hỏi thâm canh cao. Hạt của ngô lai không để giống được cho vụ sau mà phải mua mỗi khi gieo trồng và giá khá cao. Một số giống ngô lai đang được trồng phổ biến

Đặc tính : - Ngắn ngày - Năng suất cao. - Hạt màu cam, Bắp đá. - Chống chịu sâu bệnh tốt. - Thân to, cứng chắc, rễ nhiều, ăn sâu.

Ngô ngọt có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 67-85 ngày tùy thời tiết). Cây cao 2-2,2m, vị trí đóng bắp thấp, nên khả năng chống đỡ tốt. Ngô ngọt trồng được quanh năm, cho năng suất cao từ 650-800kg/sào Bắc bộ. Ngoài thu bắp, ngô ngọt còn cho một lượng thức ăn xanh từ 2,5-3 tấn/sào, tính kháng bệnh cao.

Ngô cung cấp lương thực đảm bảo cuộc sống cho người dân, nhất là người dân ở các huyện vùng cao, vùng sâu và là nguồn thức ăn tinh, thô xanh phục vụ cho ngành chăn nuôi. Nhưng trên thực tế trong sản xuất, người dẫn còn gặp nhiều tổn thất về sản lượng, chất lượng của hạt ngô do quá trình thu hoạch, bảo quản.

Trong những năm gần đây, nông dân trồng bắp trên các vùng chuyên canh đang phải đối phó với một bệnh khá nghiêm trọng trên cây bắp. Nhiều nông dân buộc phải hủy bỏ hoặc gieo trồng cây khác, dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưng kết quả không như mong muốn. Đó là bệnh sọc lá bắp. Sau đây là một số thông tin giúp bà con nông dân phòng ngừa bệnh hại này hiệu quả hơn.