Kỹ Thuật Trồng (Bí Đao) Bí Xanh Trái Vụ Sai Quả, Bền Cây

Bí xanh (còn có tên là bí đao, võ màu xanh có hoặc không có phấn) là loại rau ăn quả sạch thuộc họ bầu bí trồng vụ nghịch hiệu quả kinh tế rất cao. Chăm sóc sao cho cây lâu tàn, kéo dài thời gian cho thu hoạch là bí quyết để cho ruộng bí đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Trồng bí xanh vụ nghịch cần áp dụng theo đúng qui trình kỹ thuật trồng rau an toàn của ngành Nông nghiệp khuyến cáo để sản phẩm tiêu thụ dễ dàng, bán được giá cao và ổn định. Trước khi cho leo giàn cần lấp đoạn thân bí dài 80-100cm (thường cây bí trồng hàng kép, cây ở hốc bên này cho bò qua mặt luống leo lên giàn trên cây dóc cắm hốc bên kia), thân bí vùi vào đất có tác dụng các đốt thân ra thêm nhiều rễ phụ, cây sinh trưởng khoẻ, bền cây cho thu hoạch nhiều ngày. Cần bón đạm, lân, kali cho bí theo tỷ lệ 1ure : 1kali sunfat : 5supe lân khi bón lót và 2 phần kali : 1 phần ure khi bón thúc sau mỗi lần thu quả khi thấy cây thiếu ăn, lá trên giàn có màu xanh vàng, lá gốc khô nhiều.
Bí xanh nếu bón nhiều đạm hay bị lốp biểu hiện lá xanh đen, ít quả do thừa đạm, cần chọn một trong cách xử lý như sau: Lấy mũi dao sạch rạch đôi đoạn thân cách mặt đất 0,8-1,0m, dùng mảnh sành (hoặc mảnh thuỷ tinh) rửa sạch cài vào. Bón 10-15kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ vào giữa luống kép, kali là nguyên tố dinh dưỡng đối kháng với đạm làm giảm lượng đạm trong cây, lá bí sẽ chuyển sang màu xanh nhạt, pha phát triển (nụ, hoa, quả) lấn át pha sinh trưởng (thân, lá, ngọn) cây sẽ sai hoa, nhiều quả trở lại sau khi xử lý 10-15 ngày.
Để bí có năng suất, chất lượng cao cần trồng giống bí tốt, mua ở những cửa hàng bán giống tin cậy có uy tín nhiều năm, có hoá đơn bán hàng và địa chỉ rõ ràng. Ngoài cung cấp đủ nước, độ ẩm thường xuyên đạt 90-100% độ ẩm đất, khoảng 10 ngày/lần, sử dụng một trong các chế phẩm: Vườn sinh thái; K-Humate; A-H502/503; NT001 phun cho bí, sẽ tăng 20-30% năng suất quả cuối vụ.
Chủ động phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại bí đặc biệt là bọ xít đen di chuyển từ ruộng lúa sau thu hoạch làm thui, thắt, queo quả mướp dùng thuốc Actara 25EC hoặc SecSaiGon 50EC liều lượng 2 gói (2g)/10lít nước + Chất bám dính, phun ướt đẫm thân lá mướp có hiệu quả trừ bọ xít, rầy, rệp các loại cao. Thời gian cách li ngắn 3-7ngày, đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Bệnh đốm lá, phấn trắng sử dụng thuốc thảo mộc, thuốc có nguồn gốc thực vật: TP-Zep 18EC; Amistar 250EC; Bisomin 6WP; Diboxylin 2SL.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NNPTNT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắc ca. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho mắc ca phát triển tại Việt Nam. NTNN xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca theo hướng dẫn của Bộ để nông dân áp dụng vào sản xuất.

Tại Việt Nam, giống cây thanh long khá đa dạng: Ruột trắng vỏ đỏ, ruột trắng vỏ vàng, ruột đỏ vỏ đỏ, ruột tím hồng vỏ đỏ. Trong đó các giống có ruột màu có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao hơn ruột trắng. Qua quá trình sản xuất, nhiều nhà vườn có kinh nghiệm đã lựa chọn, sử dụng phân bón Văn Điển bón cho cây thanh long phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

Sinh ra trong gia đình thuần nông, chị Trương Thị Miền, tổ 9, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang (Gia Lai) từng nghĩ làm nghề nông may lắm cũng chỉ đủ ăn… Nhưng nay chị đã trở thành tỷ phú từ cái nghề mà chị từng coi là khó nhọc và vô vọng…

Vườn nhãn ghép của ông Xê đã được 3 năm, phát triển xanh tốt, tỷ lệ 99% kháng được bệnh chổi rồng. Ông Xê cũng đã thử nghiệm xử lý cho 10 cây ra trái, kết quả đậu sai, trái lớn, hạt nhỏ, cơm dày và rất thơm ngon.

Cứ khoảng giữa mùa mưa (từ hạ tuần tháng 6 âm lịch) hàng năm, người dân vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang lại bắt đầu làm đặc sản khô nhái.