Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ Thuật Trồng (Bí Đao) Bí Xanh Trái Vụ Sai Quả, Bền Cây

Kỹ Thuật Trồng (Bí Đao) Bí Xanh Trái Vụ Sai Quả, Bền Cây
Ngày đăng: 07/05/2011

Bí xanh (còn có tên là bí đao, võ màu xanh có hoặc không có phấn) là loại rau ăn quả sạch thuộc họ bầu bí trồng vụ nghịch hiệu quả kinh tế rất cao. Chăm sóc sao cho cây lâu tàn, kéo dài thời gian cho thu hoạch là bí quyết để cho ruộng bí đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Trồng bí xanh vụ nghịch cần áp dụng theo đúng qui trình kỹ thuật trồng rau an toàn của ngành Nông nghiệp khuyến cáo để sản phẩm tiêu thụ dễ dàng, bán được giá cao và ổn định. Trước khi cho leo giàn cần lấp đoạn thân bí dài 80-100cm (thường cây bí trồng hàng kép, cây ở hốc bên này cho bò qua mặt luống leo lên giàn trên cây dóc cắm hốc bên kia), thân bí vùi vào đất có tác dụng các đốt thân ra thêm nhiều rễ phụ, cây sinh trưởng khoẻ, bền cây cho thu hoạch nhiều ngày. Cần bón đạm, lân, kali cho bí theo tỷ lệ 1ure : 1kali sunfat : 5supe lân khi bón lót và 2 phần kali : 1 phần ure khi bón thúc sau mỗi lần thu quả khi thấy cây thiếu ăn, lá trên giàn có màu xanh vàng, lá gốc khô nhiều.

Bí xanh nếu bón nhiều đạm hay bị lốp biểu hiện lá xanh đen, ít quả do thừa đạm, cần chọn một trong cách xử lý như sau: Lấy mũi dao sạch rạch đôi đoạn thân cách mặt đất 0,8-1,0m, dùng mảnh sành (hoặc mảnh thuỷ tinh) rửa sạch cài vào. Bón 10-15kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ vào giữa luống kép, kali là nguyên tố dinh dưỡng đối kháng với đạm làm giảm lượng đạm trong cây, lá bí sẽ chuyển sang màu xanh nhạt, pha phát triển (nụ, hoa, quả) lấn át pha sinh trưởng (thân, lá, ngọn) cây sẽ sai hoa, nhiều quả trở lại sau khi xử lý 10-15 ngày.

Để bí có năng suất, chất lượng cao cần trồng giống bí tốt, mua ở những cửa hàng bán giống tin cậy có uy tín nhiều năm, có hoá đơn bán hàng và địa chỉ rõ ràng. Ngoài cung cấp đủ nước, độ ẩm thường xuyên đạt 90-100% độ ẩm đất, khoảng 10 ngày/lần, sử dụng một trong các chế phẩm: Vườn sinh thái; K-Humate; A-H502/503; NT001 phun cho bí, sẽ tăng 20-30% năng suất quả cuối vụ.

Chủ động phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại bí đặc biệt là bọ xít đen di chuyển từ ruộng lúa sau thu hoạch làm thui, thắt, queo quả mướp dùng thuốc Actara 25EC hoặc SecSaiGon 50EC liều lượng 2 gói (2g)/10lít nước + Chất bám dính, phun ướt đẫm thân lá mướp có hiệu quả trừ bọ xít, rầy, rệp các loại cao. Thời gian cách li ngắn 3-7ngày, đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Bệnh đốm lá, phấn trắng sử dụng thuốc thảo mộc, thuốc có nguồn gốc thực vật: TP-Zep 18EC; Amistar 250EC; Bisomin 6WP; Diboxylin 2SL.


Có thể bạn quan tâm

Xử thải kém trong nuôi tôm, môi trường biển lãnh đủ Xử thải kém trong nuôi tôm, môi trường biển lãnh đủ

Dọc tuyến đường quốc phòng từ các xã ven biển vùng Ngũ Điền và xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho thấy, môi trường biển ở đây đang bị đe dọa bởi hàng trăm ha tôm của các công ty và nhóm hộ.

27/07/2015
SOHAFOOD cùng nông dân nuôi cá rô phi xuất khẩu SOHAFOOD cùng nông dân nuôi cá rô phi xuất khẩu

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

27/07/2015
Thuần hóa cá chiên Thuần hóa cá chiên

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.

27/07/2015
Nhiều giải pháp giảm ô nhiễm môi trường vùng nuôi thủy sản ven biển Nhiều giải pháp giảm ô nhiễm môi trường vùng nuôi thủy sản ven biển

Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công khá phát triển. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển rất cao. Do đó, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển, hạn chế dịch bệnh, gia tăng hiệu quả nuôi.

27/07/2015
Nuôi tôm điêu đứng Nuôi tôm điêu đứng

Gần 40 ha tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) liên tục nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng... khiến người nuôi điêu đứng.

27/07/2015