Kỹ Thuật Nuôi Vit - Ngan

I. KỸ THUẬT NUÔI VỊT - NGAN THỊT
Chăn nuôi vịt - ngan hiện nay ở nông thôn chủ yếu theo hình thức thả đàn gồm các giống sau: Vịt siêu thịt, vịt Kỳ Lừa, vịt Anh Đào, vịt Super.
Các giống vịt Xiêm, ngan nội, ngan ngoại R51, R31, ngoại lai Mullar, ngan Pháp và thường dùng thức ăn công nghiệp.
1. Chuẩn bị chuồng nuôi:
Trước khi nhập vịt, ngan con về nuôi, chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, tẩy uế bằng các chất sat trùng như Vikon, Lindrew…
Máng ăn, máng uống ngâm trong dung dịch Virkon tỷ lệ: 1:100 khoảng 1/2 giờ để sát trùng.
Phun thuốc sát trùng vào chuồng trại chờ cho khô, rải trấu hay mùn cưa dày 10cm, chuồng nuôi phải thông thoáng, không bị gió lùa, được sưởi ấm.
2. Nhiệt độ úm ngan, vịt:
Vịt, ngan con khi úm ở nhiệt độ 30-32oC, tốt nhất có nhiệt kế ở chuồng úm để theo dõi nhiệt độ, quây nhốt vịt ngan bằng cót hay bao cám.
3. Mật độ nuôi:
Tuần tuổi | Vịt ngan trên | Vịt ngan đẻ | |
| mật độ con/m2 | Sàn lưới con/m2 | Nuôi nền con/m2 |
1 | 14-15 | 27-28 | 23-24 |
2 | 10-12 | 18-20 | 9-10 |
3 | 6-7 | 11-12 | 5-6 |
4-8 | 4 | 10 | 4 |
Trên 8 tuần | 3 | 3 | 2,5 |
4. Ánh sáng đèn:
Tuần 1 đến tuần 2 cho sưởi đèn 24/24 giờ sau giảm dần 18-24 giờ, ánh sáng cho vịt, ngan giai đoạn này là 5W/m2 về ban đêm, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên.
5. Máng uống: Dùng máng uống nhựa cho uống nước tự động, nước uống nên được khử trùng bằng Aquasept 1 viên cho 150 lít nước.
II. NUÔI VỊT NGAN ĐẺ TRỨNG
1. Việc chọn giống:
Mua giống ở các xí nghiệp có uy tín cần các yếu tố: Tỷ lệ sống cao, không có một dị hình nào, tỷ lệ đẻ trứng 260-300 quả/năm. Trứng phải chất lượng tốt, trọng lượng trứng 65-75 gam, vỏ trứng phải chắc chắn, lòng đỏ có màu sẫm.
Trọng lượng cơ thể trung bình 1,3-1,8kg trong thời gian đẻ, trên thị trường có nhiều loại giống như đã nêu ở phần đầu.
2. Thức ăn trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn cho vịt, ngan đẻ, nên chọn thức ăn có uy tín công nghệ cao như Cagin, Hidrô.
3. Tỷ lệ nuôi trống mái trong đàn ngan, vịt đẻ và có thể nuôi tách riêng trống mái. Với lượng thức ăn của riêng vịt-ngan, trống cao hơn 15-20% so mái. Đến tuần thứ 21 ghép trống mái theo tỷ lệ 1 trống 6 mái.
Thường xuyên kiểm tra đàn ngan, vịt để có dấu hiệu khác thường phải báo thú y xử lý kịp thời.
4. Cung cấp nước: Nếu nuôi nhốt có mương bơi nên thường thay nước sạch. Nuôi chăn thả nên cho nơi nước sạch. Trong mùa nóng hạn chế vịt ngan uống nước nơi bị nóng.
5. Thu nhặt trứng: Trứng nên thu nhặt từ 6-7 giờ sáng, dùng khay đựng trứng tránh vỡ. Nếu lượng trứng giảm so hôm trước 10% nên tìm nguyên nhân, mời thú y tìm cách hỗ trợ xử lý.
6. Ánh sáng: Cung cấp ánh sáng toàn chuồng tránh các hiện tượng hoảng sợ các vật lạ, tiếng ồn ào… để tăng tốc độ đẻ trứng.
Các chế độ phòng bệnh định kỳ bằng vác xin:
Khi vịt, ngan con mua về cho kháng sinh phòng bệnh tiêu chảy AVIATRIN, Tetramycin 500 và dùng kháng sinh thể siêu vi trùng vịt ngan.
Liều dùng vịt ngan mới nở đến 7 ngày tuổi cho uống 2cc/con.
Liều điều trị cho vịt ngan.
1. Vịt ngan dưới 2 tuần tuổi:
- Tiêm dưới da hoặc bắp thịt lần 1: 1 cc/con hoặc 2cc/con
- Tiêm dưới da hoặc bắp thịt lần 2: 1cc/con sau 3 ngày
2. Vịt ngan trên 2 tuần tuổi:
- Tiêm dưới da hoặc bắp thịt 1,5-2cc/con hoặc uống 3-4cc/con.
- Tiêm dưới da hoặc bắp thịt 1,5-2cc/con sau 3 ngày.
Và định kỳ tiêm phòng vác xin dịch tả vịt ngan 1 năm 2 lần khi vịt, ngan mắc bệnh không chuẩn đoán được không rõ nguyên nhân phải báo thú y để xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh phù đầu còn gọi là bệnh dịch tả vịt, do vi-rút thuộc nhóm Herpes gây ra. Bệnh này có đặc điểm là tốc độ lây lan nhanh, tỉ lệ chết cao (70%-90%). Dấu hiệu biểu hiện của bệnh là đột nhiên ủ rũ, bỏ ăn, phân lỏng nhiều màu sắc (xanh, vàng, trắng có lẫn máu), đầu sưng, lỗ huyệt lòi.

Những năm qua, người dân đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu Tứ giác Long Xuyên, không ai còn lạ gì với nghề nuôi vịt chạy đồng. Sau từng mùa vụ lúa ĐX và HT, trên những cánh đồng ở miền Tây Nam bộ mới vừa thu hoạch lúa xong là có nhiều đàn vịt (từ hàng trăm đến hàng ngàn con vịt) đưa mỏ rút rỉa vào từng gốc rạ, đống rơm để tìm những hạt lúa rơi rụng. Theo nhiều người nuôi vịt chạy đồng ở Đồng Tháp cho biết: Nghề nuôi vịt chạy đồng rất vất vả và cực nhọc. Người nuôi phải chịu cảnh ăn bờ, ngủ bụi, lăn lóc gió mưa, sương nắng và mỗi chuyến chạy đồng phải xa nhà cả tháng. Nếu người nuôi cần cù chăm sóc, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng ngừa bệnh cho vịt kịp thời, cho vịt ăn no đủ ..., sau khoảng trên dưới 3 tháng tuổi, tỷ lệ hao hụt do vịt chết từ 15% - 20%/tổng đàn vịt thì vẫn có lời. Tùy theo người nuôi ít hay nhiều, có người lời từ 1 - 2 triệu đồng đến vài chục triệu đồng.

Vịt siêu thịt dòng CV-Super-M có nguồn gốc từ Anh là giống vịt có năng suất, chất lượng cao, trọng lượng trung bình đạt 3,2kg. Vịt có thể nuôi được quanh năm.

Chuồng phải khô ráo, lớp độn chuồng phải dày từ 10-15cm, hàng ngày bổ sung thêm độn chuồng. Chuồng không bị mưa hắt, nắng không chiếu sáng trực tiếp vào ổ đẻ.

Bệnh giun chỉ ở vịt hay còn gọi là giun bìu, có tên khoa học là Avisoerpels Taiwana thường khiến vịt chậm phát triển, tiêu tốn thức ăn, phẩm chất thịt không đẹp mắt, mất giá