Kỹ Thuật Nuôi Vẹm Xanh

Vẹm xanh
Vẹm vỏ xanh (Perna viridis) được coi là đối tượng hai mảnh vỏ quan trọng ở khu vực ven biển nước ta, với hàm lượng dinh dưõng tương đối cao, Vẹm vỏ xanh trở thành nguồn thực phẩm không thể thiếu của các gia đình ngư dân ven biển. Vẹm vỏ xanh dễ nuôi, chi phí đầu tư ít, rất phù hợp cho nuôi hộ gia đình. Tuy nhiên, nghề nuôi vẹm ở nước ta còn mang tính tự phát của ngư dân ven biển, nguồn giống chủ yếu thu ngoài tự nhiên, trang thiết bị phục vụ cho nuôi trồng còn rất thô sơ. Cho nên nghề nuôi này chưa được phát triển đúng mức.
Chọn giống
Giống cỡ 1cm (tương đương hạt dưa hấu)được cho vào túi, mỗi túi khoảng 1000con. Buộc chặt miệng túi vào dây bám, sau đó treo túi lên xà treo hoặc bè. Nếu treo túi lên bè thì thả túi xuống độ sâu 2,5m – 3,5m.
Chuẩn bị
Vùng được lựa chọn làm nơi nuôi vẹm vỏ xanh theo hình thức dây treo phải có các hình thức sau đây:
Độ mặn của nước chỉ dao động từ 18‰ đến 32‰ kể cả trong mùa mưa. Dòng chảy từ 0,2m/s đến 0,5m/s; Độ trong từ 2m trở lên. Độ sâu thấp hơn mép sóng 4m đến 5m.
Gia công dụng cụ và giàn treo
Chăm sóc
Sau 5 – 10 ngày, kiểm tra thấy hầu hết vẹm đã mọc tơ chân và bám chặt vào dây nilon thì lấy kéo cắt bỏ túi.
Thường xuyên kiểm tra giàn treo và dây treo, nếu thấy sự cố phải sửa chữa ngay.
Khi vẹm lớn lên, nếu thấy mật độ quá dày, thì dùng dao nhỏ hoặc kéo cắt tơ chân của một số cá thể để tỉa chùm vẹm thưa hơn. Số cá thể cắt tỉa lại, cho vào túi như khi thả giống để tạo giây treo mới.
Dịch hại đối với vẹm theo hình thức nuôi này là một số loại cá ăn rêu có thể cắn đứt dây treo. Một số loại hà bám vào cọc và xà treo có thể làm gẫy xà. Một số loài cua cũng ăn thịt vẹm.
Thu hoạch
Sau 1.5 – 2 năm, chiều dài vỏ đạt 80cm – 100cm, có thể thu hoạch. Phương pháp thu hoạch là dung dao hoặc kéo cắt tơ chân của từng cá thể (không dùng tay bứt ra từng con).
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm thẻ chân trắng không ổn định, xuống thấp như hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm ở Cà Mau đang chuyển sang nuôi tôm sú truyền thống. Từ đó, diện tích nuôi tôm sú đang tăng trở lại sau một thời gian bị tôm thẻ chân trắng thống trị hơn 80% diện tích nuôi công nghiệp.

Năm 2014, tổng diện tích cây điều ở Bình Phước khoảng 135.000 ha, trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là 132.575 ha. Dự kiến năng suất gần 1tấn/ ha thì sản lượng điều của tỉnh đạt hơn 132 ngàn tấn. Từ một loại cây trồng chủ lực, cây điều đã trở thành cây làm giàu cho hàng ngàn hộ dân trên đất Bình Phước.

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm. Tình trạng giá nghêu thịt xuống thấp làm cho các xã viên HTX nuôi nghêu thương phẩm Đất Mũi lâm vào tình cảnh lao đao.

Dùng chày gỗ đập chết, để trên nền đất sau khi đánh bắt... là những nguyên nhân khiến cho cá ngừ Việt Nam khó xuất sang Nhật Bản để làm các món tươi sushi, sashimi.

Trong đó, lúa xuân 3.310,48 ha, đạt 98,53% KH; ngô đông xuân 25.290,31 ha, đạt 101,24% KH; đỗ tương 1.011,44 ha, đạt 87,82% KH; thuốc lá 3.739,56 ha, bằng 111,85% KH; mía 4.110,24 ha, đạt 96,79% KH...