Kỹ Thuật Nuôi Nghêu

Nghêu phân bố rộng rãi trên các bãi triều ở những vùng biển cạn, chủ yếu ăn các vụn hữu cơ, chất vẩn cặn trong nước và tảo biển. ở nhiều địa phương, nghêu đang là đối tượng nuôi được bà con nông dân lựa chọn. Xin giới thiệu kỹ thuật nuôi nghêu cho năng suất cao.
Địa điểm
Nên chọn bãi triều gần các cửa sông bằng phẳng, độ dốc thấp và ít sóng, gió. Cần chú ý một số vấn đề sau:
Độ cao của bãi nuôi thường là từ tuyến trung triều đến hạ triều, vì nuôi ở bãi triều cao (hơn 6 giờ/ngày), nghêu sinh trưởng chậm, tỉ lệ chết cao, còn nuôi ở bãi triều thấp thì nghêu dễ bị địch hại tấn công, khó chăm sóc, quản lý.
Tốt nhất là nuôi nghêu ở bãi cát bùn với thành phần cát khoảng 60-80%, mật độ thức ăn cao, độ mặn khoảng 23-34%o.
Thả giống
Giống dùng để nuôi nghêu hiện nay là giống tự nhiên, thường xuất hiện vào khoảng tháng 1-2 và tháng 7-8 lương lịch, lúc này giống đạt cỡ 0,02g/con (dài khoảng 3-4mm). Thông thường, người ta thu giống lúc triều xuống, dùng cào gỗ hay các dụng cụ khác xúc nghêu vào rổ hay vợt lưới, đem đãi sạch và loại bỏ tạp chất.
Sau khi lấy giống, vận chuyển nghêu đến bãi nuôi bằng ghe, tàu. Dùng rong biển phủ lên nghêu giống để giữ ẩm. Nếu trong lúc vận chuyển gặp trời mưa phải đậy kỹ, tránh nước mưa thấm vào làm chết nghêu.
Thả giống làm 2 đợt
Đợt 1 (tháng 2-3): Đây là giai đoạn ương giống thu từ bãi tự nhiên, lúc này con giống còn nhỏ. Sau 5-6 tháng ương, tiến hành san thưa để nuôi lớn.
Đợt 2 (tháng 6-7): Đây là giai đoạn nuôi lớn sau khi giống ương đạt cỡ 3-4g/con, mật độ thả tùy cỡ giống. Giống có trọng lượng 0,02g/con thả 1,5 tấn/ha, giống cỡ lớn hơn thả 200 con/m2. Tiến hành thả giống lúc triều lên để nghêu không bị phơi trên mặt bãi. Dùng ghe hoặc thuyền chở nghêu giống rải đều trên bãi nuôi. Nếu bãi nuôi không có đăng chắn thì rải giống gần bờ, nơi nước cạn để hạn chế nghêu di chuyển ra khỏi bãi nuôi.
Chăm sóc, quản lý
Việc chăm sóc, quản lý trong quá trình nuôi chủ yếu là san thưa những nơi nghêu tập trung dày để giúp nghêu sinh trưởng nhanh. Thường xuyên kiểm tra hệ thống rào chắn để sửa chữa kịp thời.
Thu hoạch
Sau 1 năm nuôi, nghêu đạt trọng lượng 25-30g/con (dài khoảng 30-40mm), có thể tiến hành thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Để hạn chế nguy cơ thiệt hại đối với người nuôi nghêu có thể xảy ra như hàng năm, ngành chức năng đã chủ động một số biện pháp giúp giảm thiệt hại do nắng nóng,

Việc sinh sản nhân tạo nghêu giống thành công giúp người nuôi chủ động được con giống, đáp ứng chất lượng trong quá trình sản xuất.

Nhu cầu thị trường tăng, diện tích nuôi nghêu tại Việt Nam liên tục được mở rộng, vậy nhưng, trước tình hình biến đổi khí hậu, trong khi nghêu nhạy cảm

Trước những diễn biến bất thường thời tiết, để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, thúc đẩy phát triển nghề nuôi nghêu theo hướng bền vững

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng, nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 37-40 độ