Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật nuôi đơn cá hồng Mỹ trong ao đất nước lợ

Kỹ thuật nuôi đơn cá hồng Mỹ trong ao đất nước lợ
Ngày đăng: 06/05/2015

Chuẩn bị ao nuôi

Đối với ao mới: Sau khi xây dựng xong phải rửa chua 3-5 lần, rải vôi khắp đáy ao, phơi từ 10-20 ngày. Lượng vôi bón phụ thuộc vào độ pH của đáy ao.

Sử dụng theo bảng sau:

Đối với ao cũ: Nạo vét, loại bỏ lớp bùn ở đáy ao, bón vôi với lượng từ 190-320 kg/ha, phơi đáy từ 10-15 ngày.

Cải tạo ao bằng chế phẩm sinh học: Sau mỗi vụ nuôi, tháo cạn ao, vét bùn, tu sửa bờ và đáy ao. Diệt tạp bằng Saponin (15g/m3) hoặc Rotenon (4-5g/m3). Sau đó cấp nước, gây màu tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá. Có thể thả cá rô phi vào ao nuôi nhằm mục đích để cá rô phi sinh sản làm thức ăn cho cá.

Thả giống: Sau khi nước ao nuôi đạt các chỉ số như: pH từ 7,5-8,5; ôxy hòa tan từ 5-9mg/l, nhiệt độ 26-300C, các khí NH3, H2S ở mức cho phép, có thể tiến hành thả giống. Mật độ thả từ 5.000-10.000 con/ha. Cỡ giống từ 100-150g/con là phù hợp nhất.

Chăm sóc và quản lý: Mực nước trong ao nuôi duy trì ổn định ở mức từ 1-1,5m.

Cho cá ăn bằng thức ăn là cá tạp tươi băm nhỏ tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi cá. Ngày cho cá ăn 2 lần. Lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng thân trong 2 tháng đầu và các tháng sau là 5%. Có thể dùng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn công nghiệp, bổ sung các chất dinh dưỡng giúp cá phát triển nhanh và kháng bệnh tốt hơn.

Kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày, tránh cho ăn dư thừa gây ô nhiễm nước, làm tăng hệ số FCR. Thay nước định kỳ, 1 tháng/lần, mỗi lần thay 30% lượng nước ao. Quan sát và theo dõi các yếu tố thủy lý, thủy hóa để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Bổ sung chế phẩm sinh học định kỳ cho ao nuôi, đặc biệt là những tháng cuối chu kỳ nuôi. Thường xuyên, theo dõi tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cá để có biện pháp chữa trị.

Thời vụ và thu hoạch: Thời gian nuôi mỗi vụ chỉ nên kéo dài từ 9-10 tháng sẽ thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm tươi sống. Có thể thu tỉa hoặc thu tổng thể toàn bộ ao nuôi tùy thuộc vào khả năng tiêu thụ và nhu cầu của thị trường.

Tags: ca dieu hong my, nuoi ca dieu hong


Có thể bạn quan tâm

Phòng trị bệnh trong sản xuất giống tôm càng xanh Phòng trị bệnh trong sản xuất giống tôm càng xanh

Để có nguồn tôm giống tốt đảm bảo chất lượng và số lượng, cần phải thực hiện tốt khâu phòng, trị bệnh trong quá trình sản xuất.

16/05/2015
Ảnh hưởng của Nitrate đến sức khỏe tôm nuôi Ảnh hưởng của Nitrate đến sức khỏe tôm nuôi

Nitrate (NO3) chỉ gây độc với tôm nuôi trong ao khi hàm lượng tích lũy ở mức cao; tuy nhiên, càng về cuối vụ nuôi lượng NO3 càng tích lũy nhiều, nhưng các giải pháp để giảm nồng độ NO3 (thay nước hoặc công nghệ khử Nitrit sinh học) lại rất tốn kém.

16/05/2015
Quản lý bùn thải trong ao nuôi cá tra Quản lý bùn thải trong ao nuôi cá tra

Do chịu được hàm lượng ôxy hòa tan thấp nên cá tra, basa thường nuôi ở mật độ cao, lượng chất thải nhiều. Nếu quản lý chất thải không hợp lý, nước ao nuôi dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh sẽ bùng phát.

16/05/2015
Vì sao chữa bệnh tôm kém hiệu quả? Vì sao chữa bệnh tôm kém hiệu quả?

Nuôi tôm mang lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Khi tôm bệnh thì việc điều trị sẽ rất tốn kém mà hiệu quả không cao. Người nuôi cần nắm rõ những nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục.

16/05/2015
Internet cho môi trường nước và thủy sản Internet cho môi trường nước và thủy sản

Các nhà khoa học Mỹ vừa thành công trong việc phát triển một mạng điện toán nước sâu để phát hiện sóng thần, thu thập dữ liệu môi trường nước và sinh vật biển, giám sát các hoạt động ngoài khơi của con người. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm chủ thiên nhiên và quản lý tài nguyên nước.

16/05/2015