Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Thương Phẩm

1. Nuôi cá lóc bông trong ao:
1.1. Chuẩn bị ao nuôi:
Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao. Nguồn nước cấp cho ao phải chủ động, cấp thoát dễ dàng, nước không bị nhiễm phèn và mặn (pH phải từ 6,5 – 8,5; độ mặn dưới 5 phần ngàn).
1.2 Mùa vụ nuôi, cá giống và mật độ thả nuôi:
Có thể nuôi quanh năm. Cá giống thả nuôi có kích cỡ đồng đều, trọng lượng từ 15 – 20 g/con. Cá khỏe mạnh, nhanh nhẹn, màu sắc sáng, cơ thể cân đối, nhiều nhớt. Trước khi thả xuống ao nuôi, cá giống được tắm nước muối nồng độ 3%. Nên thả cá vào lúc trời mát. Mật độ thả giống từ 25 – 30 con/m2.
1.3. Thức ăn, quản lý và chăm sóc cá nuôi:
- Thức ăn cho cá nuôi: Thức ăn chủ yếu là cá tạp biển, cá vụn. Giai đoạn cá còn nhỏ trong 2 tháng đầu, thức ăn cần được xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Khi cá lớn, thì chỉ cần băm nhỏ hoặc cắt khúc những loại thức ăn có kích cỡ lớn hoặc quá dài. Khẩu phần ăn từ 3 – 5% trọng lượng cá trong ao. Cá càng lớn thì khẩu phần ăn cũng giảm dần.
Thức ăn của cá được rải trên sàng ăn. Sàng ăn được làm bằng tre hoặc gỗ và được đặt ngập trong nước khoảng 10 cm.
Hệ số tiêu tốn thức ăn tùy thuộc vào chủng loại và chất lượng thức ăn. Với thức ăn cá biển (cá tạp), hệ số thức ăn trung bình từ 3,5 – 4 kg thức ăn/kg cá nuôi.
- Quản lý môi trường ao nuôi: Hằng ngày theo dõi chặt chẽ mức độ ăn của cá để điều chỉnh kịp thời và hợp lý lượng thức ăn.
Nước trong ao cần được thay đổi thường xuyên (1 – 2 lần/tuần), mỗi lần thay 30 – 40% lượng nước trong ao.
Thường xuyên theo dõi hoạt động của cá trong ao để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ như cá bỏ ăn, bơi không bình thường, nhiễm bệnh… để có biện pháp chữa trị kịp thời.
2. Nuôi cá lóc bông trong bè:
Bè được làm chủ yếu bằng gỗ. Thể tích bè dao động từ 80 – 280 m3 , độ ngập nước của bè từ 2,5 – 4 m.
Bè được đặt ở những nơi có điều kiện thuận lợi cho quản lý chăm sóc cũng như điều kiện sinh thái của cá. Nơi đặt bè không ảnh hưởng đến giao thông trên sông. Phải đặt nơi có mực nước sâu, dòng chảy nhẹ. Tránh nơi nước chảy quá mạnh, dòng nước bị ô nhiễm.
Biện pháp kỹ thuật nuôi:
Mùa vụ: Có thể thả nuôi quanh năm.
Cá giống và mật độ thả nuôi: Cá phải khỏe mạnh, không dị hình, không có dấu hiệu bệnh tật, không bị xây sát và không bị mất nhớt, cá bơi nhanh nhẹn, bơi theo đàn. Cá có kích cỡ đồng điều. Trọng lượng từ 15 – 20 g/con. Khi thả cá vào bè cần thả từ từ để cá quen dần với điều kiện mới. Trước khi thả cá xuống bè, phải tắm nước muối 3% trong thời gian 3 - 5 phút để loại bỏ được ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể cá.
Mật độ thả từ 100 – 130 con/m3.
Thức ăn : Chủ yếu là cá biển, cá tạp. Khẩu phần ăn từ 3 – 5 % trọng lượng thân/ngày. Thức ăn được đưa xuống sàng ăn đặt cách mặt nước 15 – 20 cm.
Hàng ngày quan sát hoạt động bắt mồi của cá để điều chỉnh khẩu phần ăn cho cá phù hợp. Khi phát hiện cá bị bệnh phải giảm hoặc ngưng cho cá ăn và tìm biện pháp để xử lý.
Quản lý, chăm sóc bè nuôi:
- Phải vệ sinh bè và tẩy trùng sạch sẽ trước khi thả cá.
- Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra đàn cá, vệ sinh sàng ăn sau khi cho cá ăn. Có biện pháp kiểm tra đáy bè để giải quyết các thức ăn dư thừa lắng đọng ở đáy bè, để đáy bè thông thoáng không bị ô nhiễm.
- Hằng tuần phải kiểm tra quanh bè, xem xét lưới chắn, vớt rác và bèo lục bình bám vào bè, kịp thời tu sửa những chổ hư hỏng.
- Thu hoạch: Thờ gian nuôi cá lóc bông trong bè từ 8 – 10 tháng, cá đạt cỡ 0,8 – 1,5 kg/con. Tùy theo tăng trọng của cá và giá cả thị trường người nuôi có thể chủ động thu hoạch.
- Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, giảm thức ăn và không nên cho cá ăn vào ngày thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Phú Yên đang bị “đại hạn”, cỏ trồng ngoài đồng bị đốt cháy, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm. Vì thế người chăn nuôi bỏ 800.000 đ mua sào rơm khô, thế nhưng để mua được rơm phải đặt tiền cọc.

Những tháng đầu năm 2014, giá tôm nguyên liệu trong nước tăng cao, có khả năng bù đắp được rủi ro của các vụ trước, nên đã kích thích người nuôi tôm ồ ạt xuống giống, gia tăng diện tích nuôi và thả nuôi với mật độ rất cao, có nơi tôm chân trắng được thả với mật độ trung bình cao hơn từ 60-70con/m2 so với thông thường.

Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến - kết hợp ít thay nước và sử dụng vi sinh trong suốt quá trình nuôi được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải thực hiện thí điểm tại xã Định Thành. Sau 3 năm thực hiện đã thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Những ngày đầu tháng 8, khách đến tham quan vườn tiêu của ông Trần Văn Chỉnh, thôn Đồng Xuân, Lộc Điền khá đông. Ông Chỉnh là phục viên quân đội sống gần 30 năm ở Đức Cơ, Gia Lai - người đầu tiên mang cây tiêu về quê trồng thử vào cuối năm 2007, với 200 gốc tiêu, chỉ một thời gian ngắn, cây tiêu phát triển tốt. Năm sau, ông tiếp tục trồng thêm, đến nay vườn tiêu hơn 1 ha trồng hơn 1.000 gốc tiêu.

Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã cung ứng cho nông dân trong vùng bị nhiễm các loại bệnh gây hại cho cây lúa 500 chai và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật, tổng trị giá trên 8 triệu đồng; đồng thời, Trạm phối hợp với cán bộ khuyến nông, khuyến lâm các xã, vận động, tuyên truyền nông dân theo dõi dịch bệnh gây hại và kịp thời xử lý, tránh để các loại bệnh gây hại cây trồng, thiệt hại đến năng suất.