Kỹ Thuật Làm Bầu Ngô Dinh Dưỡng

Vụ ngô đông năm nay ở tỉnh ta thời vụ rất khẩn trương, do vụ mùa gieo cấy muộn nên đa số diện tích ngô đông phải trồng sang tháng 10 nên ảnh hưởng lớn đến năng suất. Để đảm bảo năng suất ngô ngoài việc chọn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 100 ngày để trồng, bà con có thể làm ngô bầu đúng kỹ thuật, rút ngắn thời gian sinh trưởng của ngô 6-8 ngày.
- Nguyên liệu: Dùng 3 chậu bùn ao (không quá hẩu) + 2 kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg super lân trộn rải đều trên 1m2 mặt luống, tạo thành lớp bùn dày 5-6cm (khoảng 7-9 m2 bầu ngô trồng được 1 sào). Khi bùn se mặt, dùng dao rạch thành ô vuông với kích thước 7x7cm (rạch sâu 1/3-1/2 bầu).
Để tiện vận chuyển bầu, có thể làm theo cách: trước khi rạch 7 ngày tiến hành gặt trước 12m2 lúa/sào để làm nền hoặc bầu tại ruộng, yêu cầu đảm bảo bùn nhuyễn, thoát nước và bón đủ phân lót.
- Ngâm ủ hạt và tra hạt vào bầu: Khi bắt đầu lấy bùn làm bầu, tiến hành ngâm hạt trong nước sạch 12 giờ, vớt hạt, rửa sạch nước chua, đem ủ 16 - 20 giờ, khi hạt nứt nanh đem gieo hạt vào bầu. Dùng ngón tay chọc 1 lỗ giữa bầu, sâu 1cm, đặt hạt ngô vào lỗ, rễ quay xuống, mầm không sát bùn, dùng đất bột lấp kín hạt. Giữ cho bầu đủ ẩm bằng cách tưới nước 1-2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Trong 3 ngày đầu, cần che phủ mặt luống, đề phòng mưa to. Thời gian cây ngô sống trong bầu từ 6 đến 8 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Vụ ngô đông năm nay ở tỉnh ta thời vụ rất khẩn trương, do vụ mùa gieo cấy muộn nên đa số diện tích ngô đông phải trồng sang tháng 10 nên ảnh hưởng lớn đến năng suất. Để đảm bảo năng suất ngô ngoài việc chọn những giống có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 100 ngày để trồng, bà con có thể làm ngô bầu đúng kỹ thuật, rút ngắn thời gian sinh trưởng của ngô 6-8 ngày.

Thời gian gần đây bà con nông dân trồng bắp trên các vùng chuyên canh đang đối mặt với bệnh bạch tạng gây hại khá nghiêm trọng trên cây bắp, nhiều nông dân buộc phải nhổ bỏ hoặc gieo trồng cây khác, nếu cố gắng dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ thì cũng không đạt được hiệu quả.

Thời gian qua, nhiều nông dân trồng ngô trên cả nước phản hồi về việc cây ngô sau khi trổ cờ phun râu có hiện tượng kết hạt kém, ra trái chìa ảnh hưởng đến năng suất khiến bà con lo lắng.

Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao.

Bệnh bạch tạng được gọi với nhiều tên khác nhau như: Mốc sương, Java downy mildew. Bệnh gây hại khá phổ biến trên ngô từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại tập trung trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, 3 dương lịch. Do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao.