Kỹ Thuật Dùng Tảo, Sò Huyết Xử Lý Nước Thải Ao Nuôi Tôm

ThS Dương Thị Thành và nhóm cộng sự ở Khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TPHCM, đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng sò huyết và tảo để xử lý nước thải ao nuôi tôm.
ThS Dương Thị Thành cho biết đã sử dụng loại tảo Tetraselmis sp. vì trong quá trình quang hợp, tảo này có tác dụng làm giảm các chất ô nhiễm trong ao nuôi tôm (nguồn thức ăn cho tôm còn dư, nguồn bài tiết của tôm…). Tảo Tetraselmis sp. cũng là nguồn thức ăn của các loài nhuyễn thể (vẹm xanh, ngao, nghêu, sò huyết…). Trong các loài nhuyễn thể, sò huyết khi nuôi trong ao sẽ có tác dụng như một nhà máy lọc sinh học, do sò huyết có khả năng lọc nước trong ao, giữ lại các cặn bã hữu cơ, tảo, động vật phù du… Vì vậy, kết hợp tảo và sò huyết để xử lý nước thải ao nuôi tôm là một giải pháp đặc biệt thân thiện với môi trường.
Theo ThS Dương Thị Thành, bước đầu giải pháp này đã được ứng dụng thử nghiệm thành công tại một số hộ nuôi tôm ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ - TPHCM.
Có thể bạn quan tâm

1. Dấu hiệu bệnh lý - Các vị trí bám của trùng sẽ hình thành nhiều đốm lấm tấm màu trắng đục có kích thước nhỏ, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

1. Dấu hiệu bệnh lý - Trùng ký sinh trên toàn bộ phần phía ngoài cơ thể cá như da, vây, đuôi, mắt, mũi, xoang miệng và mang, hút chất dinh dưỡng và gây nên những vết thương chảy máu.

1. Dấu hiệu - Khi tôm cá bị bệnh bọt khí thường thể hiện một số dấu hiệu như: động vật thuỷ sản thường bơi nhanh và bất thường trên mặt ao với phần đầu ngực nhô cao trên mặt nước và đớp khí. Bọt khí có thể tập trung ở trên mang, dưới lớp vỏ kitin của giáp xác, trên mang, vây, vẩy của cá.

1. Dấu hiệu bệnh lý - Sán ký sinh ở da và mang của cá, giai đoạn cá hương, cá giống. Cá có thể bị chết hàng loạt nếu nhiễm nhiều sán. Sán dùng móc bám chắc vào cơ thể cá và dùng miệng để hút máu nên làm cho da cá tại vị trí sán bám bị viêm.

1. Dấu hiệu bệnh lý Trùng loa kèn bám trên da, vây, mang cá, trên mang và các phần phụ của tôm, trên thân và các chi của ếch, ba ba, trên vỏ, chân của ốc. Chúng bám nhiều thành búi trắng dễ nhầm với nấm thuỷ mi.