Kỹ Thuật Chọn Giống Cá Rô Đồng

Hiện nay, các hộ nuôi cá rô đồng ở vùng Đồng Tháp Mười đã dần dần khắc phục vấn đề cốt lõi trong quá trình nuôi, là đã tự sản xuất được con giống.
Tuy nhiên thực tế trong chăn nuôi, thỉnh thoảng bà con cũng còn mắc phải một số trục trặc. Chúng tôi đã trao đổi với Kỹ sư Phạm Phú Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm thủy sản Long An (TTTS. LA) xung quanh việc nhân giống cá rô đồng:
Cá rô đồng là loài cá bản địa có cơ quan hô hấp phụ, là loài cá ăn tạp. Do đó rất dễ nuôi, có thể nuôi ở mật độ cao. Hiện nay, kỹ thuật nuôi cá rô đồng thâm canh đã được TTTS LA chuyển giao đến tận nông dân. Về kỹ thuật nuôi thì nông dân đã áp dụng tương đối bài bản. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa năng suất, hiệu quả trong quá trình thâm canh trong thời gian tới thì chúng tôi lưu ý một số vấn đề sau đây:
1- Nên chọn cá bố mẹ có trọng lượng từ 70 - 100 gam, không nên chọn những cá quá nhỏ cũng như quá lớn. Đặc biệt là cần quan tâm những con đực từ trong hoang dã và có kích thước tương đối lớn.
2- Các hộ sản xuất giống cần quan tâm đến việc hoán đổi đàn bố mẹ, để tránh hiện tượng cận huyết.
3- Trong quá trình ương từ bột lên giống, cần loại thải những cá thể nhỏ, chỉ chừa lại từ 40 - 50% số cá vượt đàn để đưa vào nuôi thương phẩm. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khoa học và hiệu quả để loại dần những cá thể đực ngay từ khi chọn going.
Có thể bạn quan tâm

Cá rô đồng hiện đang được nuôi khá phổ biến ở ĐBSCL. Nguồn giống hiện nay chủ yếu do các trung tâm giống sử dụng phương pháp sinh sản nhân tạo cung cấp.

Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá nước ngọt, phân bố rộng ở nhiều nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines…

Cá rô đồng Anabas testudineus phân bố ở các nước Nam Á và Đông Nam Á. Cá rô thường sống trong kinh rạch, đầm lầy, các ao tù.

Vào cuối vụ nuôi, cá rô đồng thường xuất hiện bệnh nấm nhớt làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm và hiệu quả kinh tế.

Thí nghiệm trên cá mú vằn (zebrafish) cho thấy một lượng quá nhiều axit béo omega-6 có thể gây rối loạn sự cân bằng mỏng manh giữa sự hình thành và phân hủy xương là điều cần thiết cho sự phát triển của một bộ xương khỏe mạnh. Cả hai quá trình diễn ra liên tục và cả hai đều cần thiết cho xương phát triển bình thường và tối ưu.