Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Lợn Hậu Bị Móng Cái

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Lợn Hậu Bị Móng Cái
Ngày đăng: 25/07/2013

Xin giới thiệu với bà con kỹ thuật chăn nuôi lợn hậu bị Móng cái.

1. Mục đích yêu cầu

- Giảm tỷ lệ loại thải, loại thải đúng thời điểm (trong giai đoạn nuôi lợn hậu bị) sẽ tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi lợn nái sinh sản .

- Lợn cái động dục sớm, giảm được chi phí thức ăn, công lao động và chi phí khác. Đẻ nhiều con ngay từ lứa đầu.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

Lợn hậu bị là lợn chưa sinh sản, đang nuôi để chọn thành lợn nái để sinh sản. Thời gian hậu bị từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi.

Chăm sóc nuôi dưỡng: Cho lợn ăn cân đối, đủ chất nhất là Protein để lợn sớm thành thục và phát triển cân đối về tính.

3. Định mức thức ăn và tiêu chuẩn khẩu phần

- Tiêu chuẩn ăn của lợn hậu bị: Năng lượng trao đổi: 2.800 Kcal/kg thức ăn, lượng Protein tiêu hoá đạt 13-13,5%. Lợn hậu bị béo sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển.

- Khẩu phần ăn:

+ Giai đoạn có trọng lượng 10-35 kg: lượng thức ăn tinh từ 0,3-0,7 kg, thức ăn xanh 0,5 kg.

+ Giai đoạn có trọng lượng 36-70 kg: lượng thức ăn tinh từ 0,8-1,2 kg, thức ăn xanh 1 kg.

- Loại thức ăn: Thức ăn công nghiệp dạng hỗn hợp, thức ăn đậm đặc phối chế với các loại nguyên liệu địa phương. Song đảm bảo tiêu chuẩn về năng lượng trao đổi và Protein tiêu hoá.

4. Kiểu chuồng và định mức chuồng nuôi

4.1. Kiểu chuồng: Chuồng xây bao xung quanh, nền chuồng lát bằng tấm bê tông, hoặc lát gạch đỏ, có hệ thống nước uống tự do, có rãnh thoát nước và phân thải ra bể chứa. Tạo độ thông gió, thoáng khí để có tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt.

4.2. Định mức: 2 m2/ hậu bị.

5. Các giai đoạn chọn lọc

- Chọn lần 1: Chọn lúc lợn 60 ngày tuổi, trọng lượng từ 8-12 kg/con chọn lọc những con: to, khoẻ và dáng cân đối, có số vú 12 vú trở lên, khối lượng phải cao hơn bình quân của đàn.

- Chọn lần 2: Lúc lợn 6 tháng tuổi, trọng lượng trên 50 kg/con. Thân hình cân đối, khoảng cách vú đều, có 12 vú trở lên, không có vú kẹ lép, âm hộ bình thường, không dị tật. Chọn những con có hiện tượng động dục sớm.

6. Tiêm phòng dịch bệnh

Tiêm phó thương hàn lợn con. Khi lợn trưởng thành tiêm phòng các loại vác xin theo pháp lệnh thú y hiện hành.


Có thể bạn quan tâm

Xác định số ngày cai sữa là việc làm rất quan trọng Xác định số ngày cai sữa là việc làm rất quan trọng

Số ngày cai sữa được quyết định dựa vào số ô chuồng trại đẻ. Bởi vì khi thiết kế chuồng trại đã tính đến số ngày cai sữa để xây số ô chuồng. Nếu thiếu chỗ để heo nằm thì khi heo sinh đẻ nhiều sẽ phải rút ngắn thời gian cai sữa lại.

18/12/2015
Tầm quan trọng của lượng sữa từ heo mẹ và lượng cám ăn vào Tầm quan trọng của lượng sữa từ heo mẹ và lượng cám ăn vào

Để heo con phát triển tốt thì cần rất nhiều sữa. Lượng sữa mẹ sau khi sinh đến khoảng 3 tuần sẽ đạt mức cao nhất, sau đó sẽ từ từ giảm dần. Chính vì vậy heo con khi đạt 3 tuần tuổi phải chuyển sang cho ăn cám. Lượng sữa của nái nếu đạt mức tối đa thì tổng tăng trọng của bầy heo con trên một nái sẽ đạt được 2.5 kg/ ngày.

18/12/2015
Bí quyết nuôi heo khỏe Bí quyết nuôi heo khỏe

Để thắng lớn trong nghề chăn nuôi heo, người nuôi cần chủ động phòng bệnh cho heo nhằm giảm thiểu rủi ro. Có 3 yếu tố quan trọng bà con nông dân nên chú ý để đàn heo được khỏe mạnh.

18/12/2015
Bệnh viêm khớp trên heo con Bệnh viêm khớp trên heo con

Bệnh viêm khớp trên heo con là một trong những nguyên nhân chính gây chết heo trước khi cai sữa. Những heo con khỏi bệnh sẽ bị dị tật và có dáng đi khập khiễng, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giảm hấp thu, chậm lớn, làm tăng tiêu tốn thức ăn.

18/12/2015
Lợn bị ngộ độc do thức ăn và cách xử lý Lợn bị ngộ độc do thức ăn và cách xử lý

Các biểu hiện ngộ độc: Khi lợn bị ngộ độc thức ăn có những biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào chất gây ngộ độc.

18/12/2015