Kỹ Thuật Ấp Trứng Gà Bằng Đèn Dầu

- Lò ấp (hay còn gọi là pho nóng mẹ) được xây bằng gạch đơn dài từ 4-8m, rộng 1,5m, cao 0,9m, phía dưới lò có cửa nhỏ (30 x 20cm) để đặt các đèn dầu. Lớp sàn bằng tôn đặt cách đáy 30cm để đỡ các pho nóng con đồng thời nhận và tỏa nhiệt đều trong pho.
- Đem phơi trứng dưới nắng nhẹ 1 giờ để nhanh chóng có nhiệt độ cần thiết trước khi đưa vào lò ấp. Chú ý khi phơi nên dùng vải màn phủ lên mặt và đảo một vài lần để trứng nóng đều ở mọi vị trí. Cho trứng vào túi lưới (30 quả/túi) và đặt vào pho nóng con cho tới khi đầy. Chú ý không thắt miệng túi để khi đặt trứng vào pho nóng con, trứng sẽ dàn đều thành lớp. Đặt các pho nóng con vào pho nóng mẹ, cách thành 20cm, cách nhau 10cm. Đổ đầy trấu vào khoảng cách giữa các pho nóng con để giữ nhiệt. Phủ mền chăn bông lên miệng pho nóng mẹ để giữ nhiệt (chỉ nên để vài lỗ thông hơi trong pho).
Có thể bạn quan tâm

Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 về thú y, thủy sản diễn ra sáng nay (20/1) tại Thành phố Hồ Chí Minh do Tổ chức Thú y thế giới (OIE) phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. 200 đại biểu của 87 nước thành viên thuộc Tổ chức Thú y thế giới đã tham dự phiên khai mạc hội nghị.

Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Lăng Cô có nhiều tiềm năng lớn trong việc nuôi tôm chân trắng. Sau thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc cho phép nuôi tôm chân trắng ở khu vực này. Đây là cơ hội thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông là phương thức chăn nuôi mới, cho giá trị và hiệu quả kinh tế cao được xã Vũ Ðoài (Vũ Thư - Thái Bình) chú trọng phát triển từ năm 2012. Vũ Ðoài có sông Hồng chảy qua, với đặc tính nước ngọt, lợ rất phù hợp và thuận lợi cho việc nuôi cá lồng, chủ yếu là giống cá diêu hồng, cá lăng và cá chép V1.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: “Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện là một cách khai thác phản khoa học, phá hủy sinh cảnh lâu dài, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Hệ quả của việc đánh bắt đó là phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thủy sinh”.

Việc nuôi vịt trong hồ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì nước trong hồ Dầu Tiếng không chỉ dùng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn nước tiêu dùng cho TP.Tây Ninh và một phần TP.Hồ Chí Minh.