Nỗ Lực Triển Khai Các Đề Tài, Dự Án Khoa Học Ứng Dụng Vào Sản Xuất

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, trong đời sống, sản xuất, nhiều vấn đề bức xúc cần được quan tâm, nghiên cứu và giải quyết. Nhu cầu đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao.
Năm 2010, ngành KHCN chủ động phối hợp với các ngành, địa phương trong tỉnh và một số cơ quan TW tổ chức triển khai 29 danh mục đề tài, dự án khoa học; 4 đề tài, dự án được Bộ KH & CN hỗ trợ. Qua đánh giá nghiệm thu cho thấy, chất lượng hiệu quả thực hiện các đề tài, dự án được nâng lên.
Thành quả đó chính là kết quả của việc tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức thực hiện các đề tài, dự án KH & CN trên địa bàn tỉnh. Từ đó, khơi dậy phong trào người dân tiếp thu ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Đơn cử như: Dự án “áp dụng các biện pháp thâm canh thích hợp cây bông nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển nông nghiệp bền vững tại 3 xã: Luân Giói, Chiềng Sơ và Mường Luân (huyện Điện Biên Đông), với tổng số 30ha. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân thâm canh bông xen ngô, bông xen đậu tương. Với quy trình sản xuất đúng, năng suất của mô hình đạt 1,7 – 2 tấn/ha, tăng gấp 1,5 lần phương pháp truyền thống. Cùng với đó, cây đậu tương và ngô trồng xen trên cùng diện tích phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Không chỉ nhân rộng những mô hình hiệu quả, qua việc triển khai thành công các đề tài, dự án khoa học, giúp ngành trồng trọt cải thiện các kỹ thuật tiến bộ về giống, dinh dưỡng, kỹ thuật bảo vệ cây trồng… Trong đó, chương trình “3 giảm, 3 tăng” đã giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất lúa: giảm lượng giống gieo sạ, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất lúa theo hướng bền vững. Theo thống kê của ngành chức năng, đến nay, khoảng 30% nông dân trong tỉnh đã biết ứng dụng quy trình phòng trừ tổng hợp (IPM) trong sản xuất rau màu.
Song song với việc triển khai các đề tài, dự án khoa học, thông qua các dự án chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, năm 2010, ngành KH & CN phối hợp với đơn vị chuyên môn mở 13 lớp tập huấn kỹ thuật cho 764 lượt người tại các huyện: Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng và T.P Điện Biên Phủ. Qua đó, nâng cao năng lực, kỹ năng áp dụng kỹ thuật cho cán bộ cơ sở và người dân.
Năm 2011, ngành KH & CN tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng KH & CN vào đời sống, KT – XH; triển khai 29 danh mục đề tài, dự án; trong đó tập trung nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các thành tựu KH & CN vào lĩnh vực sản xuất và đời sống, chú trọng lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Hai tàu đánh bắt xa bờ ĐNa 90169 TS của ông Lê Văn Minh (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà - Đà Nẵng) và tàu ĐNa 90081TS của ông Đặng Phi (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) vừa được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng hỗ trợ hơn 40 triệu đồng/tàu để câu cá ngừ đại dương.

Vụ mùa năm 2011-2012, ở Cà Mau, dịch bệnh tôm chết gây thiệt hại nặng nề cho nuôi tôm công nghiệp. Đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác nguyên nhân tôm chết và cũng chưa có giải pháp khắc phục tôm chết hiệu quả.

Nhờ siêng năng chịu khó, tích cực học hỏi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, những năm qua, nông dân Nguyễn Văn Bé, ấp Hồ Tàu, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) đã thành công với mô hình nuôi tôm - cua trong rừng ngập mặn, tạo ra mô hình kinh tế ổn định. Mô hình đã được nhiều người học tập và làm theo.

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Thanh Lương (TX. Bình Long - Bình Phước). Đặc biệt trong 4 năm gần đây, chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đang phát triển mạnh về số hộ nuôi và tổng đàn.

Nhãn tiêu da bò trồng ở xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn - Đak Lak) đạt năng suất bình quân từ 14 - 16 tấn/ha/năm, với giá bán trong dịp tết là trên 20.000 đồng/kg, đã cho người trồng nhãn khoản lợi nhuận đáng kể