Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ Sư Nông Dân Nguyễn Phú Thạnh Với Hệ Thống Phun, Tưới Tự Động

Kỹ Sư Nông Dân Nguyễn Phú Thạnh Với Hệ Thống Phun, Tưới Tự Động
Ngày đăng: 21/11/2014

Xuất thân là một nông dân chưa từng qua trường lớp nào về kỹ thuật, ông Nguyễn Phú Thạnh (SN 1969) ngụ ấp Thới Hòa, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung sáng chế thành công hệ thống “pha thuốc tự động - phun nước tưới vườn điều khiển từ xa” phục vụ rất hiệu quả trong nông nghiệp.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Lai Vung, xuất phát từ thực tế gia đình có vườn trồng quýt cách nhà khá xa nên việc chăm sóc, tưới tiêu, phun thuốc khó khăn, đó là chưa kể việc thuê mướn nhân công không mấy dễ dàng nên ông Thạnh quyết tâm nghiên cứu, chế tạo hệ thống chăm sóc vườn cây có thể thay thế con người.

Ông Thạnh cho biết: “Ý tưởng chế tạo ra hệ thống “pha thuốc tự động - phun nước tưới vườn điều khiển từ xa” xuất phát từ thực tế việc phun thuốc và tưới nước cho quýt vùng mình chủ yếu bằng phương pháp thủ công. Tôi thấy việc này phải mất nhiều thời gian và chi phí nhân công mà hiệu quả không cao. Từ đó, tôi nảy ra ý tưởng chế tạo một hệ thống có 2 tính năng vừa phun, vừa tưới để giảm nhẹ chi phí”.

Lấy quyết tâm cải thiện trong sản xuất nông nghiệp, ông Thạnh thu gom lại những máy móc có sẵn và tìm thêm các thiết bị ưng ý để bắt đầu chế tạo. Tuy nhiên, do thiếu kỹ năng trong lĩnh vực máy móc nên ông phải vừa làm, vừa suy nghĩ các nguyên lý vận hành hệ thống.

Khoảng thời gian 1 năm nghiên cứu chế tạo, ông mất nhiều công sức, thực hiện nhiều thử nghiệm để cho xuất xưởng hệ thống “pha thuốc tự động - phun nước tưới vườn điều khiển từ xa” vào đầu năm 2011. Thời điểm ban đầu, hệ thống của ông chỉ có thể điều khiển phun, tưới độ xa khoảng 20 - 30m.

Không dừng lại ở đó, ông Thạnh tiếp tục nghiên cứu nâng cao cơ cấu hoạt động. Hệ thống sau khi được cải tiến có thể phun, tưới độ xa trên 500m (có thể tăng độ xa tùy theo diện tích của vườn).

Theo đó, khi cần phun thuốc, chỉ cần mở nắp chai và đặt đường ống dẫn vào trong chai hệ thống sẽ tự động bơm thuốc nguyên chất vào phi chứa để pha và điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Đến lúc đủ lượng nước, bộ thăm dò lưu lượng thuốc sẽ báo tín hiệu về bộ xử lý là hoàn tất việc pha thuốc. Trong quá trình phun, tưới, khi muốn dừng hoặc tiếp tục chỉ cần điều khiển thao tác bằng sóng điện thoại di động, máy phun thuốc sẽ tự ngừng hoạt động để tiết kiệm thuốc trừ sâu và nhiên liệu máy.

Không chỉ phun thuốc, hệ thống này cũng được sử dụng cho việc tưới tiêu hàng ngày. Chi phí để làm ra hệ thống “pha thuốc tự động - phun nước tưới vườn điều khiển từ xa” chỉ khoảng 1 - 2 triệu đồng do các thiết bị dùng để chế tạo máy đều là phế liệu đã qua sử dụng.

Kết quả cho thấy, khi sử dụng hệ thống “Pha thuốc tự động - phun nước vườn điều khiển từ xa”, tiến độ làm việc cao hơn nhiều lần so với làm thủ công (giảm được 3- 4 công lao động). Công suất hoạt động của hệ thống là mỗi giờ phun được 1.000 lít thuốc trừ sâu và tưới được 15m3 nước. Đặc biệt là chủ động trong việc sản xuất và hạn chế việc tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Với những nỗ lực trong sáng tạo góp phần đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Phú Thạnh vinh dự được Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao giải khuyến khích tại Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc.

Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187BFB/Ky_su_nong_dan_Nguyen_Phu_Thanh_voi_he_thong_phun_tuoi_tu_dong.aspx


Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh Để Sản Xuất Hiệu Quả Vụ Tôm Nước Lợ 2014 Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh Để Sản Xuất Hiệu Quả Vụ Tôm Nước Lợ 2014

Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, 10 tháng đầu năm 2013, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn tỉnh hơn 906ha (trong đó có 749,3ha là tôm thẻ chân trắng), tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2012, tập trung ở TP Cà Mau, các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt hiệu quả, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các trạm thú y, mạng lưới thú y cơ sở tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ người nuôi phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời khuyến cáo người nuôi thả nuôi với mật độ vừa phải: tôm sú từ 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 70-100 con/m2. Bên cạnh đó, vận động người nuôi chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn khi tôm nuôi có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ bệnh để kịp thời phối hợp xử lý.

18/11/2013
Điêu Đứng Sau Bão Điêu Đứng Sau Bão

Cơn bão số 14 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con ngư dân Vân Đồn (Quảng Ninh). Hộ thiệt hại ít thì cũng vài chục đến vài trăm triệu đồng, hộ nhiều lên tới vài tỷ đồng. Điều đáng nói là đa số các hộ, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản đều có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng do bão ập đến quá nhanh khiến họ trở tay không kịp.

18/11/2013
55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Mô Hình VietGAP 55 Nông Dân Được Tập Huấn Nuôi Tôm Mô Hình VietGAP

Ngày 12- 11, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp Công ty Cổ phần TCSH Vĩnh Thịnh tổ chức tập huấn kỹ thuật “Nuôi tôm bền vững và tiếp cận mô hình VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng” cho 55 học viên là nông dân thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

18/11/2013
Nuôi Gà Bằng Giun Quế, Ngũ Cốc Không Qua Chế Biến Nuôi Gà Bằng Giun Quế, Ngũ Cốc Không Qua Chế Biến

Mục tiêu của Hợp đồng Dịch vụ tư vấn NA-A1/03/2010/ACP ngày 15/9/2011 giữa BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu môi trường chất thải nông nghiệp (ĐH Nông lâm Huế) là xây dựng vùng chăn nuôi dựa trên nguồn thức ăn không qua chế biến giun quế và ngũ cốc nhằm đạt năng suất và hiệu quả cao, đảm bảo ATVSTP...

18/11/2013
Ấp Trứng Gà Hồ Bằng Máy Ấp Trứng Gà Hồ Bằng Máy

Tháng 6/2013, tiến bộ kỹ thuật ấp trứng gà Hồ bằng máy đã được Viện Chăn nuôi chuyển giao cho gia đình ông Đỗ Tá Dũng ở làng Lạc Thổ (thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh).

18/11/2013